Đồng Dollar Mỹ và những điều chưa biết
Mẫu thiết kế của tờ Dollar hiện lưu hành ngày nay được ra đời vào năm 1928. Tuy gọi là "tiền giấy", thật ra đồng Dollar làm bằng chất vải lanh quện bông, với những sợ chỉ tơ màu đỏ và xanh rất nhỏ quện trong giấy ở trạng thái rất tự nhiên. Do đó giấy của Dollar rất đanh, dai và đàn hồi, chúng rất bền và rất khó bị rách.
Đồng Dollar Mỹ - phương tiện thanh toán trong hệ thống tiền tệ Mỹ là một danh từ, một vật chất, rất phổ thông chẳng những cho người Mỹ, mà còn rất hấp dẫn đối với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Bất kể quốc gia nào, yêu hay ghét Mỹ, đồng Dollar vẫn là cái tiêu chuẩn kinh tế để họ so sánh, ít nhất là cả gần một thế kỷ qua và ngay cả hiện tại.
Nhưng, có bao giờ bạn để ý trên đồng Dollar có những hình vẽ gì, những ý nghĩa nào, hay ít nhất, màu sắc gì chưa? Cùng lắm, người ta nói "đô la xanh" để nói đến màu xanh của nó thôi. Nếu bạn chưa có dịp thì ngay bây giờ hãy đem đồng Dollar ra để "chiêm ngưỡng" nó một chút cho dễ tìm hiểu trong lúc đọc bài viết này.
Mẫu thiết kế của tờ Dollar hiện lưu hành ngày nay được ra đời vào năm 1928. Tuy gọi là "tiền giấy", thật ra đồng Dollar làm bằng chất vải lanh quện bông, với những sợ chỉ tơ màu đỏ và xanh rất nhỏ quện trong giấy ở trạng thái rất tự nhiên. Do đó giấy của Dollar rất đanh, dai và đàn hồi, chúng rất bền và rất khó bị rách.
Một màu mực đặc biệt được dùng trong đồng Dollar, cách pha trộn là một bí mật quốc gia. Người ta in những họa tiết bởi 3 cách in khác nhau lên trên đó, rồi nhuộm hồ để nó không thấm nước. Những cách in trên cho ra các họa tiết rất đẹp và chi tiết, sống động như ta thấy.
Nếu nhìn mặt trước của nó, ta sẽ thấy con dấu của Cục Ngân Khố Hoa Kỳ (thường gọi là dấu kho bạc). Phía trên cùng của con dấu là một cái cân tượng trưng cho sự cân bằng ngân sách. Chính giữa là thước thợ, với những đường xiên màu xanh trong có chứa 13 ngôi sao năm cánh màu trắng. Phía dưới là chìa khóa của Cục Ngân Khố Hoa Kỳ.
Tất cả đều có thể nhìn ra dễ dàng, nhưng đằng sau của tờ Dollar mới là điều mà ta cần tìm hiểu.
Nếu bạn lật phía sau của tờ Dollar lên, bạn sẽ thấy có hai vòng tròn. Cả hai vòng, họp lại làm thành con dấu lớn của Hoa Kỳ. Hội Nghị Lục Địa lần thứ nhất của Mỹ đòi ông Benjamin Frankin và một nhóm người nghĩ ra một con dấu. Họ đã phải mất bốn năm mới hoàn thành và hai năm sau nữa mới được chấp thuận.
Bên hình tròn phía tay trái là một Kim Tự Tháp. Để ý thấy mặt trước của nó thì sáng, và mặt phía Tây của nó thì tối đen. Ý nghĩa của thiết kế này như sau: Lúc ấy quốc gia này (Hoa Kỳ) còn mới bắt đầu, người Hoa Kỳ chưa bắt đầu khám phá miền Tây hoặc chưa có quyết định gì đối với nền văn minh của miền đất phía Tây. Kim Tự Tháp không có ngọn, tượng trưng rằng họ còn chưa hoàn tất. Trong miếng đá trên đỉnh, có hình một thiên nhãn, mắt nhìn thấy mọi nơi, một dấu hiệu cổ xưa tượng trưng cho Thượng Đế. Ông Franklin tin rằng một người không thể làm một mình, nhưng một nhóm người, với sự hỗ trợ của thần linh, có thể làm bất cứ việc gì.
Từ ý nghĩ trên, nhóm chữ "IN GOD WE TRUST" được in trên đồng Dollar. Hàng chữ Latin phía trên Kim tự tháp "ANNUIT COEPTIS" có nghĩa là "thượng đế đã ủng hộ trách nhiệm của chúng ta". Hàng chữ Latin phía dưới Kim Tự Tháp "NOVUS ORDO SECLORUM" có nghĩa "một trật tự mới được bắt đầu". Phía dưới nền của Kim tự tháp là số La mã ghi năm 1776 (đánh dấu năm công bố bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ).
Nếu bạn nhìn kỹ bên phía hình tròn bên phải, bạn sẽ tìm thấy nó trong tất cả các Nghĩa trang quốc gia Hoa Kỳ. Dấu hiệu đó cũng được nhìn thấy trên đường phố hàng cờ ở Nghĩa trang quốc gia ở Busnell, Florida, và là biểu hiệu chính cho hầu hết các đài kỷ niệm ghi ơn các anh hùng.
Sửa đổi một chút, nó thành con dấu (huy hiệu đặc trưng) cho Tổng thống Hoa Kỳ, và luôn luôn hiện hữu mỗi lần ông nói chuyện, tuy ít có ai để ý những dấu hiệu này mang ý nghĩa gì. Con chim Đại bàng trọc đầu được làm dấu hiệu tượng trưng cho vinh quang vì hai lý do: thứ nhất, nó không sợ bão táp, nó mạnh mẽ, và thông minh để vượt qua cơn bão. Thứ hai, nó không mang một vương miệng nào cả. Điều này nói lên sự phủ nhận vua chúa. Còn nữa, cái thuẫn (cái mộc đỡ) che trước ngực nó không có cây đỡ, ý nghĩa là xứ sở này ngày nay có thể tự đứng vững một mình.
Bạn thấy trên đầu của cái thuẫn che có một cái thanh ngang màu trắng, nó tượng trưng cho quốc hội, là một yếu tố kết đoàn. Chúng ta đến với nhau như một quốc gia. Trên mỏ của con chim Đại bàng bạn đọc thấy hàng chữ "E PLURIBUS UNUM", có nghĩa rằng "một quốc gia của nhiều dân tộc". Phía trên con chim Đại bàng, bạn thấy có 13 ngôi sao, tiêu biểu cho 13 tiểu bang nguyên thủy. Chung quanh các ngôi sao, tất cả những cụm mây mờ hiểu lầm đang bay ra xa.
Nhắc lại một lần nữa, chúng ta đang đến với nhau để họp thành một. Bạn để ý xem con chim Đại bàng cầm cái gì trong những móng của nó. Nó cầm một cành cây ô liu và những mũi tên. Đất nước này muốn hòa bình, nhưng chúng ta không bao giờ sợ phải đi chiến đấu để bảo vệ hòa bình.
Con Đại bàng luôn hướng mặt về nhành ô liu, nhưng trong thời chiến, nó dán mắt nhìn vào những mũi tên. Người ta nói rằng số 13 là con số không may, điều này gần như cả thế giới đều tin như vậy. Bạn thường ít khi thấy phòng số 13, hoặc mấy cái phòng ngủ không có tầng lầu thứ 13. Nhưng hãy nghĩ xem: 13 thuộc địa đầu tiên, 13 người ký tên trong bản Tuyên ngôn Độc lập, 13 sọc trên lá cờ Hoa Kỳ, 13 bậc trên Kim tự tháp, 13 mẫu tự trong hàng chữ Latin nói trên, 13 chữ trong "E Pluribus Unum", 13 ngôi sao trên đầu con diều hâu, 13 sọc trong cái thuẫn đỡ của nó, 13 lá trên cành ô liu, 13 trái cây, và nếu bạn nhìn gần một chút sẽ thấy 13 cái mũi tên. Còn nữa, đối với những người thiểu số: Tu Chính Hiến thứ 13.
Ít ai lưu ý để biết điều này, các em học sinh không biết, ngay cả các giáo sư Sử học cũng nhiều người không để ý. Nhân đây, bạn cũng nên biết, Tu Chính Hiến thứ 13 của Hoa Kỳ chính là nội dung bãi bỏ chế độ nô lệ.
Nguồn Thời báo ngân hàng