Chủ Nhật | 05/05/2013 07:19

Đồng đôla Mỹ đã cứu Zimbabwe khỏi siêu lạm phát như thế nào?

Đô la hóa giúp Zimbabwe thoát khỏi siêu lạm phát nhưng khó khăn vẫn tồn tại trong hệ thống tài chính, và cả nền kinh tế.

Cửa hàng OK Mart tại Braeside ngoại ô thủ đô Harare (Zimbabwe) tấp nập trong một buổi sáng thứ bảy đầy nắng, nằm trong chuỗi bán lẻ lớn nhất đất nước OK Zimbabwe. Hàng hóa rất phong phú gồm hàng tạp hóa và đồ gia dụng như bất kì siêu thị lớn nào tại Mỹ hay châu Âu và chủ yếu là hàng nhập khẩu. Đối với những người muốn tìm cho mình những hàng hóa nhãn hiệu đắt tiền hơn, OK Zimbabwe cung cấp các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Top Notch của riêng mình được sản xuất tại Trung Quốc.

Khu công nghiệp xa hơn về phía nam trung tâm thành phố trông còn kém phát triển. Các nhà sản xuất thực phẩm và hãng dệt may tập trung tại khu vực này. Hơn nửa trong số đó đã ngừng hoạt động, chỉ còn một vài nhà sản xuất địa phương đủ khả năng đưa sản phẩm của mình vào OK Mart. Đó là Delta - nhà sản xuất bia và đóng chai Coca-cola, công ty sản xuất thuốc lá BAT Zimbabwe với 2 thương hiệu Newbury và Madison.

Đô la hóa cứu kinh tế Zimbabwe thoát khỏi siêu lạm phát

Sự mất cân đối của nền kinh tế là hệ quả không tránh khỏi sau sự sụp đổ của đồng đô la Zimbabwe (ZWD). Mùa hè năm 2008 không thể quên đối với người Zimbabwe khi lạm phát chạm đến mức khó tin 231 triệu %.

Giá trị sản lượng tính bằng đồng đô la Zimbabwe đã giảm một nửa trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Hàng trăm nghìn tỷ ZWD đã sẵn sàng đưa vào lưu thông nhưng không có thương gia nào chấp nhận sử dụng loại tiền đã gần như mất giá trị đó.

Đô la Zimbabue mất giá.
Không còn ai chấp nhận đồng đô la Zimbabwe mất giá, 100 tỷ ZWD chỉ mua được 3 quả trứng gà.

Điều này dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh cấm giao dịch bằng ngoại tệ từ tháng 1/2009. Sau đó, đồng đô la Mỹ đã trở thành đơn vị tiền tệ chính của Zimbabwe và vẫn giữ vị trí đó cho tới ngày hôm nay.

Đô la Zimbabwe đã được in quá tự do, đẩy giá tăng cao cùng trong khi nguồn cung cấp hàng hóa đang giảm sút. Giờ đây nền kinh tế hoàn toàn dựa vào đồng bạc xanh của Mỹ đem về bằng vay mượn hoặc kiếm được. Bất chấp phải phụ thuộc, hệ thống tiền tệ tại Zimbabwe lại hoạt động tốt một cách đáng ngạc nhiên. Sự khan hiếm của USD tại đây đã giữ lạm phát thấp ở mức một con số.

Ngân hàng khó khăn

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ ZWD sang USD không hề dễ dàng. Các ngân hàng đã phải bắt đầu từ con số không, siêu lạm phát đã xóa giá trị cả vốn vay lẫn tiền gửi. Kevin Terry, chủ ngân hàng CABS tại Zimbabwe cho biết: "Chúng tôi không có khách hàng, không có tiền gửi, cùng với hàng loạt chi phí nhưng không có doanh thu”.

Một câu hỏi lớn đặt ra là các khoản tiền bằng USD cần thiết cho hệ thống ngân hàng Zimbabwe sẽ đến từ đâu? Ngân hàng trung ương Zimbabwe khó có thể yêu cầu Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cung cấp tín dụng.

Khan hiếm đồng nghĩa với việc các ngân hàng Zimbabwe phải trả lãi suất cao, lên đến 12% đối với các khoản tiền gửi 3 tháng, nhằm thu hút dòng tiền USD từ những nơi rất xa như New York hay London đến Zimbabwe.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có thể nhờ vào các khoản tín dụng nước ngoài. Ví dụ, ngân hàng CABS đã vay 1,5 tỉ USD từ công ty mẹ (một công ty bảo hiểm lớn). Kết quả là lượng tiền gửi ngân hàng tăng 31% trong năm ngoái lên 4,4 tỷ USD.

Ngân hàng Zimbabwe.
Tuy nhiên, đây không phải là hệ thống ngân hàng bình thường, bởi kì hạn cho vay không quá 90 ngày, các ngân hàng chỉ có thể cho vay trong một thời gian ngắn. Khoảng thời gian 3 tháng là đủ dài cho một cửa hàng bán lẻ có thể quay vòng hàng hóa, nhưng không thể đủ để một nhà máy đầu tư cho tài sản cố định dài hạn. Hoạt động vay mượn giữa các ngân hàng với nhau bị hạn chế, thay vào đó tiền mặt dư thừa thường quay vòng ở nước ngoài chứ không dành cho các khách hàng địa phương. Thanh khoản đã được tính toán một cách cẩn thận. Các ngân hàng giữ dự trữ lượng tiền mặt trị giá ít nhất 30% giá trị các khoản cho vay của họ.Tiền gửi chủ yếu chảy vào 5 ngân hàng hàng đầu là ngân hàng lớn nhất CBZ và 4 ngân hàng nước ngoài. Chính sách “bản địa hoá” của tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe quy định công ty nước ngoài phải bàn giao ít nhất 51% cổ phần cũng góp phần đe dọa sự ổn định tài chính ít ỏi. Các mối đe dọa cho các ngân hàng ngay lập tức biến mất nhờ một thỏa thuận mới giữa thống đốc ngân hàng trung ương Gideon Gono, tổng thống Robert Mugabe và bộ trưởng Tài chính Tendai Biti.

ản xuất công nghiệp kém phát triển

Sản phẩm của ngành công nghiệp Zimbabwe không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu một phần vì máy móc đã cũ kĩ. Mặc dù lạm phát đã được kiểm soát nhưng tín dụng dài hạn vẫn khan hiếm. Zimbabwe đã thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài nhưng số vốn bằng tiền và máy móc bổ sung không đáng kể.

Do vậy nhu cầu nhập khẩu tăng nhanh khiến thâm hụt cán cân thương mại năm ngoái đạt 3,6 tỷ USD. Cũng vì phần lớn sản phẩm phải nhập khẩu nên người tiêu dùng tại Zimbabwe phải chấp nhận mua hàng với giá cao hơn.

Chừng nào nguồn vốn dài hạn còn chưa được khơi thông, thì sản xuất công nghiệp cũng như các ngành sản xuất nói chung còn kém phát triển và nền kinh tế đã từng trải qua ác mộng siêu lạm phát vẫn phải chấp nhận mức giá cao do phần lớn lượng cung hàng hóa đến từ nước ngoài.

Giấc mơ kẹo ngọt

Hiện nay, chính phủ Zimbabwe đã ngừng phát hành đồng ZWD và cho phép người dân dùng 5 loại tiền USD, euro, đồng rand Nam Phi, đồng pula Botswana và bảng Anh. Trong đó, đồng rand của Nam Phi là tiền tệ chính tại Bulawayo, thành phố lớn thứ hai của Zimbabwe và đồng xu 1 rand được sử dụng trong cả nước.

Đô la hóa
"Giấc mơ kẹo ngọt", ý tưởng biến kẹo trở thành đơn vị tiền tệ thay thế cho Zimbabwe.
Khi thiếu tiền xu thì có thể dùng phiếu mua hàng hay kẹo để thay thế. Ý tưởng dùng kẹo làm tiền tệ lưu thông được ví như một "giấc mơ kẹo ngọt". Giá cả các loại hàng hóa thường được làm tròn, một ổ bánh mỳ thường được bán với giá đúng 1 USD.Trên thực tế sau khi chứng kiến siêu lạm phát, giờ đây người dân Zimbabwe đang lo lắng về chương trình nới lỏng định lượng của Fed và các ngân hàng trung ương giàu có khác trên thế giới. Tuy nhiên, đồng đô la Mỹ, đồng tiền mạnh ở Zimbabwe sẽ khó có thể bị thay thế, trong tương lai gần.

Nguồn Dân Việt/Economist


Sự kiện