Đóng băng sản lượng dầu có thể “lợi bất cập hại”
Đó là nhận định của Goldman Sachs Group đưa ra trong một báo cáo ra hôm 22/8. Thỏa thuận này sẽ cho thấy những dấu hiệu hợp tác từ tân Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi sau 6 lần thất bại. Hạn chế sản lượng có thể phản tác dụng đối với OPEC nếu việc này khiến giá dầu tăng hơn nữa và nguồn cung từ các nước sản xuất khác cũng tăng theo.
Mối quan hệ đang ấm dần giữa các bên xung đột tại các khu vực xảy ra gián đoạn nguồn cung sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến tái cân bằng thị trường dầu so với thỏa thuận đóng băng của OPEC - các nước thành viên khối này đang bơm dầu với mức cao kỷ lục. Thỏa thuận đóng băng sản lượng cũng có thể là lợi bất cập lại nếu hộ trợ hơn nữa giá dầu và số giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng 28% kể từ tháng 5.
Giá dầu đã tăng hơn 20% để bước vào thị trường giá lên hôm 18/8 trong bối cảnh đồn đoán các cuộc đàm phán vào tháng 9 tới có thể đưa đến hành động ổn định thị trường dầu thô. OPEC rất có thể sẽ nhất trí đóng băng sản lượng vì các nước thành viên lớn nhất của khối đã và đang bơm dầu với công suất tối đa, theo Chakib Khelil, cựu chủ tịch OPEC.
Arab Saudi và Iran tiếp tục chú trọng đến thị phần và dường như không thể đơn phương chấp nhận đóng băng sản lượng, Goldman cho hay. Nguồn cung sẽ tiếp tục là yếu tố chủ đạo tác động đến giá dầu trong những tuần tới khi chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tăng trưởng nhu cầu suy yếu.
Goldman vẫn giữ nguyên dự báo giá dầu sẽ dao động ở 45-50 USD/thùng cho tới mùa hè năm 2017 và nhắc lại rằng sự hồi phục giá và những yếu tố cơ bản vẫn rất mong manh.
Nhật Trường
Nguồn Bloomberg