Donald Trump từng muốn can thiệp quân sự vào Venezuela?
Ông Donald Trump được là đã liên tục nêu khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela trong các cuộc thảo luận với các trợ lý hàng đầu của ông tại Nhà Trắng, theo một báo cáo mới nhất được AP dẫn lại.
Ông Trump đã công khai đưa ra ý tưởng về một cuộc tấn công vào tháng 8 năm ngoái, nói rằng: "Chúng ta có nhiều lựa chọn cho Venezuela, bao gồm cả một lựa chọn quân sự có thể, nếu cần thiết". Nhưng ý định can thiệp vào "đất nước của những hoa hậu" được Tổng thống Mỹ nêu lên một cách thường xuyên hơn sau đó, theo hãng tin AP.
Khi đó, ông Trump đã khiến các quan chức hàng đầu của mình bất ngờ trong một cuộc họp tại phòng Bầu dục, hỏi tại sao Mỹ không thể can thiệp để loại bỏ chính phủ Nicolas Maduro với lý do bất ổn chính trị và kinh tế của Venezuela là một mối đe dọa cho khu vực.
Ngày 4.7, trích dẫn một quan chức chính quyền cấp cao giấu tên, báo cáo AP cho biết đề nghị này khiến những người có mặt tại cuộc họp choáng váng, trong đó bao gồm cố vấn an ninh quốc gia, HR McMaster và Ngoại Mỹ Rex Tillerson. Hai người hiện đã rời chính quyền.
Các quan chức chính quyền được cho là đã cố gắng để nói chuyện với Tổng thống về ý tưởng này, chỉ ra rằng bất kỳ hành động quân sự nào cũng sẽ làm cho các đồng minh Mỹ Latinh, vốn ủng hộ chính sách trừng phạt trừng phạt của Mỹ đối với chế độ Maduro, rời xa Mỹ.
Lập luận của họ dường như đã không thuyết phục Tổng thống. Ngày hôm sau, trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Tillerson tại Bedminster, ông Trump đã nói: "Chúng ta có nhiều lựa chọn cho Venezuela, đó là hàng xóm của chúng ta. Chúng ta ở khắp nơi trên thế giới và có quân đội trên toàn thế giới ở những nơi rất xa xôi. Venezuela không xa lắm và người dân nước này đang gặp khó khăn. Chúng ta có nhiều lựa chọn cho Venezuela bao gồm một lựa chọn quân sự nếu cần thiết ”.
Nhà Trắng tuyên bố sau đó đã từ chối nhận cuộc gọi từ Maduro. Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela, Vladimir Padrino, đã mô tả mối đe dọa của Trump như một "hành động điên rồ" và "cực kỳ cực đoan".
Trong những tuần sau đó, Trump vẫn giữ ý tưởng về một cuộc tấn công, theo AP. Ngay sau những trao đổi tại Bedminister, ông nêu vấn đề với Tổng thống Colombia, Juan Manuel Santos, và sau đó đưa nó lên một lần nữa tại hội nghị chung của Liên Hợp Quốc vào tháng 9, tại một bữa ăn tối riêng với các nước đồng minh Mỹ Latinh.
Tại bữa ăn tối đó, Trump đã nói rõ rằng ông đã phớt lờ lời khuyên của các trợ lý của mình. “Nhân viên của tôi bảo tôi không nên nói điều này,” ông Trump nói và sau đó hỏi các lãnh đạo khác tại bàn, liệu họ có chắc chắn không muốn một giải pháp quân sự hay không.
Ông McMaster cuối cùng đã thành công trong việc thuyết phục Trump về sự nguy hiểm của một cuộc tấn công quân sự và sự.
Ông Trump thực tế đã đưa ra những quan điểm trái chiều về việc can thiệp quân sự. Ông đã khăng khăng đòi rút quân Mỹ khỏi Syria và rút bớt quân đội ở châu Âu. Nhưng Venezuela không phải là quốc gia duy nhất ông đe dọa trực tiếp. Năm ngoái, ông cảnh báo Triều Tiên về "lửa và giận dữ" sắp xảy ra và tổng số thiệt hại nếu nước này đe dọa Mỹ với vũ khí hạt nhân và tên lửa. Tuy nhiên, sau hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un vào tháng trước tại Singapore, ông Trump bày tỏ xung đột quân sự là không thể tưởng tượng, chỉ ra rằng nó sẽ lấy đi hàng triệu mạng sống.
Nguồn The Guardian