Tổng thống Donald Trump và ông Terry Gou tại lễ động thổ nhà máy Foxconn tại Wisconsin. Ảnh: AFP

 
Lam Hồng Thứ Hai | 11/02/2019 11:08

Donald Trump phục hưng "made in USA"

Ông Trump tiếp tục kế hoạch đưa các doanh nghiệp Mỹ trở về Mỹ một cách chắc chắn và mạnh mẽ hơn.

Khi Donald Trump thuyết phục Terry Gou

Foxconn vừa công bố kế hoạch mở một nhà máy sản xuất panel màn hình LCD tại tiểu bang Wisconsin, là một phần trong kế hoạch đầu tư 10 tỉ USD để sản xuất tại Mỹ. Nhà máy đầu tiên của Foxconn tại Mỹ ban đầu sẽ tạo khoảng 3.000 việc làm và đây sẽ là nơi mà Foxconn sản xuất panel cho TV Sharp bán ra tại Mỹ.

Việc Foxconn mở nhà máy tại Mỹ có nhiều liên hệ với Apple, một trong những khách hàng lớn nhất của công ty lắp ráp Đài Loan này. Khi Trump lên làm tổng thống, ông đã có nhiều chính sách và cố thuyết phục các công ty Mỹ chuyển việc sản xuất về Mỹ, thay vì Trung Quốc hay các nước châu Á như hiện nay.  Vì vậy, đích thân Tổng thống Donald Trump đã đến dự lễ khởi công nhà máy này của đối tác Đài Loan.

Các nhà sản xuất điện tử từ lâu đã từ bỏ Mỹ để chuyển đến các thị trường có lao động rẻ hơn, đặc biệt là Trung Quốc, vì vậy khoản đầu tư của Foxconn dường như đánh dấu một sự đảo ngược với sự hậu thuẫn của chính quyền Trump. Mặc dù, nhiều phân tích cho thấy, Apple chắc chắn sẽ phải tăng giá sản phẩm iPhone của hãng ít nhất từ 30-100 USD để duy trì doanh thu khi sản xuất trên đất Mỹ.

Có được lời hứa hơn 4 tỉ USD tiền trợ cấp từ Wisconsin, Foxconn tuyên bố sẽ tạo ra 13.000 việc làm, với mức lương trung bình hằng năm là 54.000 USD. Nhưng kế hoạch của Foxconn hiệ đang bị nghi ngại là khó khả thi. Bởi vì công ty Đài Loan này phát hiện rằng rất khó để có hàng ngàn người miền Trung Tây nước Mỹ làm việc nhiều giờ trong các công việc dây chuyền lắp ráp căng thẳng với mức lương tương đối thấp. Tuần trước, ông Trump đã đích thân can thiệp và thuyết phục ông chủ của Foxconn, Terry Gou, không rút lui. Mặc dù vậy, Foxconn đã thu hẹp kế hoạch sản xuất và xác nhận chỉ sản xuất một số lượng không xác định các sản phẩm có giá trị cao.

Donald Trump phuc hung
Tỉ lệ việc làm đang gia tăng tại Mỹ.

Thoạt nhìn, sự đảo ngược của Foxconn cho thấy ngành sản xuất của Mỹ đang gặp rắc rối. Đặc biệt, nhiều tập đoàn đa quốc gia khác tại Mỹ cũng đang gặp nhiều rắc rối. Chẳng hạ, Electrolux đã tuyên bố vào ngày 31.1 sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất lò nướng ở Memphis, Tennessee. Công ty đổ lỗi cho chi phí cao hơn phát sinh từ chính sách thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu, cũng như sự phá sản của Sears, một nhà bán lẻ lớn của Mỹ. Vào ngày 28.1, Caterpillar, một nhà sản xuất thiết bị hạng nặng nổi tiếng của Mỹ, đã báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng trong quý IV, do sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, vốn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ…

Tuy nhiên, theo The Economist, nhìn kỹ hơn cho thấy sản xuất tại Mỹ đang hồi sinh, đặc biệt là giữa các công ty nhỏ nhanh nhẹn và những công ty sử dụng các kỹ thuật tiên tiến. Theo Cục Thống kê Lao động, việc làm sản xuất đã tăng vọt 261.000 việc làm trong năm 2018, đạt tổng cộng 12,8 triệu việc làm, tiếp sau sự gia tăng khác trong năm 2017, với 207.000 việc làm. Lĩnh vực này đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09 (xem biểu đồ 1). Chỉ số theo dõi chặt chẽ của Viện Quản lý cung ứng sản xuất, quản lý cung ứng, đã tăng lên 56,6  triệu việc làm trong tháng 1 từ 54,3 triệu việc làm trong tháng 12. Nó đã cho thấy sự mở rộng sản xuất trong 29 tháng liên tiếp.

Cuộc trở về rầm rộ

Gói cải cách thuế của ông Trump được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2017, giảm thuế suất doanh nghiệp, khiến đầu tư vốn hấp dẫn hơn và giảm động cơ cho các công ty đa quốc gia Mỹ tích trữ tiền mặt ở nước ngoài. Triển vọng mức thuế được giảm xuống chỉ còn 15% cũng rất hấp dẫn trong mắt các công ty. Thậm chí, Tổng thống Trump chỉ cần giảm 5% mức thuế suất cũng có thể khiến các công ty từng rời Mỹ cách đây vài năm phải suy nghĩ về việc chuyển hoạt động về quê nhà.

Nhờ đó, các công ty lớn đang tăng đầu tư vào nhà máy và thiết bị ở Mỹ. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs ước tính rằng các công ty công nghiệp lớn S & P 500 (không tính các công ty công nghệ lớn) trong ba quý đầu năm 2018 đã chi 460 tỉ USD cho chi tiêu vốn, tăng từ 400 tỉ USD trong cùng kỳ năm 2017.

Apple và đối tác sẽ khó lòng di dời khỏi Trung Quốc?

Trong một cuộc khảo sát của các công ty hàng đầu của Mỹ được phát hành vào ngày 28.1 bởi Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ, các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa (bao gồm cả sản xuất) dự kiến ​​sẽ tăng chi tiêu trong 3 năm tới cao cấp 4 lần số công ty muốn cắt giảm chi tiêu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất của Mỹ đã tăng lên tới khoảng 185 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm 2018, so với dưới 100 tỉ USD trong năm 2017.

Mặt khác, một phân tích mới của Boston Consulting Group cho thấy chi phí sản xuất tại Mỹ đang tiến gần đến mức ngang bằng với tại Trung Quốc, trong khi 15 năm trước, chi phí sản xuất tại Trung Quốc thấp hơn tại Mỹ 8%.

Không phải tới thời của Donald Trump mà kế hoạch “Phục hưng Made in USA” được khởi xướng từ thời của cựu Tổng thống Barack Obama. Thời điểm đó, có 37% những công ty với doanh số 1 tỉ USD đang cân nhắc đưa các dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về lại Mỹ trong thời gian tới. Wal-Mart đã hợp tác với Monster Moto và một số công ty trong nước khác để thúc đẩy chi tiêu cho hàng hóa của Mỹ lên mức 250 tỉ USD vào năm 2023, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa được sản xuất nội địa.

Donald Trump phuc hung
Chi phí sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc đang nganh bằng nhau.

Cũng theo The Economist, các nhà nghiên cứu của Boston kết luận rằng gần hai phần ba các nhà sản xuất ở Mỹ, trong và ngoài nước, trong các lĩnh vực hàng đầu đã nội địa hóa nguồn cung ứng và sản xuất từ ​​năm 2011 đến 2016, và chỉ khoảng một phần tư là toàn cầu hóa. Kể từ ông Trump trúng cử, giá dầu cao hơn đã giúp ngành công nghiệp sản xuất kết nối được với ngành công nghiệp năng lượng.

Theo Liên minh Sản xuất Mỹ (AAM), quay trở lại sản xuất tại Mỹ là một bài toán thông minh về lâu dài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giờ đây nhận ra việc gia công ở nước ngoài có những nhược điểm về khoảng cách địa lý, khiến chi phí vận chuyển tăng vọt, thời gian giao hàng chậm trễ. Họ cũng nhận ra rằng việc thuê gia công ở nước ngoài trong khi tiếp tục duy trì nghiên cứu và phát triển (R&D) ở quê nhà có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đổi mới.

Trong xu hướng này, các doanh nghiệp Mỹ và phương Tây đang nhanh chóng từ bỏ mô hình sản xuất mọi thứ tại chỗ với chi phí thấp để cung cấp cho phần còn lại của thế giới. Trung Quốc giờ đây không còn được xem là địa điểm sản xuất giá rẻ như trước, mà đã trở thành một thị trường tiêu thụ khồng lồ.