Domino sụp đổ trong hoạt động cho vay ngang hàng tại Trung Quốc
Hoảng loạn
Các nền tảng cho vay ngang hàng ngang (peer to peer lending- P2P) của Trung Quốc tiếp tục vỡ như domino, khi Chính phủ Trung Quốc siết hoạt động ngân hàng ngầm gây nên sự hoảng sợ trong ngành công nghiệp trị giá 192 tỷ USD.
Tập đoàn Yingcan có trụ sở tại Thượng Hải, khoảng 118 nền tảng đã sụp đổ tính đến đầu tháng 7. Tỷ lệ sụp đổ của tháng 7 đã lên mức cao nhất trong hai năm khi chỉ còn 1 tuần nữa là hết tháng, khi các báo cáo về các khoản tiền mất khả năng thanh toán và các quỹ bị đóng băng làm các nhà đầu tư hoảng sợ.
Số vụ sụp đổ của các nền tảng vay P2P ở Trung Quốc qua các năm. Ảnh: Bloomberg |
Jinyinmao, một công ty cho vay P2P tại Thượng Hải, là một trong những nền tảng mới nhất đóng cửa trong tuần này. Các nhà đầu tư đang thiếu tự tin và tiền đang bị rút ra "đáng kể", công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ 18.7. "Một số người đi vay không thể hoàn trả khoản vay của họ, để lại một tác động rất lớn đến hoạt động của chúng tôi và làm cạn kiệt thanh khoản của chúng tôi", Jinyinmao, lãnh đạo công ty này cho biết.
Các nền tảng P2P của Trung Quốc có khoảng 50 triệu người dùng đã đăng ký và 1,3 nghìn tỷ NDT (192 tỷ USD) khoản nợ chưa thanh toán. Những người tiết kiệm của Trung Quốc đang gấp rút rút tiền từ các nền tảng cho vay ngang hàng, thúc đẩy sự co lại của ngành công nghiệp 195 tỷ USD và kiểm tra khả năng bình ổn của chính phủ khi siết các hoạt động ngân hàng mạo hiểm.
Trong một số trường hợp, người tiết kiệm đang đổ xô đến văn phòng của các nhà khai thác P2P để yêu cầu trả nợ, bị hoảng sợ bởi các báo cáo về vỡ nợ, đóng cửa đột ngột và tiền đóng băng. Ít nhất 57 nền tảng đã thất bại trong hai tuần qua, thêm vào 80 trường hợp vào tháng Sáu, mức tăng hàng tháng lớn nhất trong hai năm, theo Yingcan Group có trụ sở tại Thượng Hải.
Ngành công nghiệp P2P của Trung Quốc, lớn nhất thế giới, là một trong những ngành nhiều rủi ro nhất trong hệ thống ngân hàng ngầm quy mô lớn của quốc gia. Áp lực của chính phủ đã đè nặng lên nền tảng P2P trong hai năm qua, nhưng áp lực gia tăng trong những tháng gần đây sau khi thị trường tín dụng của Trung Quốc thắt chặt và điều hành ngân hàng đã đưa ra cảnh báo bất thường cho người tiết kiệm rằng họ nên chuẩn bị để mất tất cả tiền của họ trong các sản phẩm có năng suất cao.
Người người đi vay, nhà nhà cho vay
Khi công ty cho vay P2P Qian88.com đóng cửa tuần trước và "lan rộng hoảng sợ giữa các nhà đầu tư". Cảnh sát địa phương đã được gọi đến để đảm bảo trật tự khi khách hàng đổ xô đến văn phòng Thâm Quyến của công ty để yêu cầu trả lại tiền.
Một nền tảng khác, Lqgapp.com, bị đình chỉ hoạt động tuần trước sau khi một số nhà đầu tư nói về những khó khăn trong việc đảm bảo trả nợ trong các phòng chat trực tuyến, dẫn đến làn sóng rút tiền hàng loạt. Nền tảng này cho biết họ sẽ “cố gắng” để trả nợ người dùng trong ba năm tới. Khoảng 220.000 nhà đầu tư đang bị nợ khoảng 5 tỷ nhân dân tệ.
David Gao, 30 tuổi, làm việc trong ngành tài chính ở Bắc Kinh, đã đầu tư 1 triệu NDT tiền tiết kiệm của mình vào khoản vay P2P được hỗ trợ bởi một nền tảng tại Hàng Châu vào tháng 11 và không thể lấy lại tiền gốc và lãi.
"Tôi sẽ không đầu tư vào các nền tảng P2P nữa, tôi không còn tin tưởng họ nữa", Gao, người đã bỏ tiền vào các khoản vay trực tuyến trong khoảng bốn năm. "Tôi phải hành động dù tôi có buồn bã đến mức nào, nhưng rất nhiều nhà đầu tư khác đã già và đang chịu đựng nhiều hơn."
Sự hỗn loạn cũng làm tổn thương các công ty và cá nhân đã dựa vào nền tảng P2P để gọi vốn. Họ bao gồm các doanh nghiệp nhỏ muốn gọi vốn để bổ sung vốn lưu động, cá nhân không có lịch sử tín dụng và gần đây hơn, các nhà đầu tư thị trường chứng khoán sử dụng đòn bảy và người mua nhà có những khoản phải thanh toán.
Một số nền tảng P2P cũng đang gây quỹ bất hợp pháp để sử dụng riêng của họ, trong khi những người khác đang thực hiện mô hình lừa đảo kim tự tháp, theo các nhà chức trách. Điều đó giúp giải thích tại sao các nhà chức trách cho đến nay vẫn kiên định trong việc mạnh tay siết chặt.
Tháng trước, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc Guo Shuqing cảnh báo rằng mọi sản phẩm tiết kiệm hoặc đầu tư với lợi nhuận hứa hẹn hơn 8% có thể là "rất nguy hiểm" và các nhà đầu tư nên chuẩn bị để mất tất cả tiền của họ nếu được hứa các khoản lợi nhuận trên 10%. Lợi nhuận trung bình trên các khoản vay P2P là 10,2% trong nửa đầu năm, số liệu chính thức cho thấy.
Theo báo cáo của Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ vỡ nợ được báo cáo thay đổi từ 0 trên các nền tảng tốt nhất đến 35% trên các nên tảng tồi tệ nhất. Hiện tại, chính phủ Trung Quốc vẫn chữa đưa ra một khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động này,
Sự không chắc chắn đó được phản ánh trên thị trường chứng khoán, nơi mà cổ phiếu các công ty cho vay P2P đã sụt giảm và các hoạt động IPO của các công ty trong ngành hầu như đã dừng lại. Cổ phiếu của PPDAI và Yirendai, 2 trong số các công ty cho vay P2P lớn nhất Trung Quốc và được niêm yết tại Mỹ, đã giảm lần lượt 38% và 53% trong năm nay.
Đối với những công ty P2P hàng đầu, việc số nhà đầu tư giảm xuống, vỡ nợ tăng lên và chi phí vốn cao hơn sẽ tạo ra “những thách thức to lớn”, các nhà phân tích Yao Zeyu và Pu Han của China International Capital nhận định.
Nguồn Bloomberg