Doanh nghiệp Trung Quốc đang vội vã chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam. Ảnh: Bloomberg.
Doanh nghiệp Trung Quốc "than trời" vì Trump
Theo ông Liao Yu, một nhà sản xuất túi và vali ở Đông Quan, Trung Quốc cho biết những nhà sản xuất chủ yếu bán sang châu Âu và Mỹ nên bắt đầu “tìm thuốc giảm đau” một lần nữa.
Liao Yu chỉ trích rằng ông Trump đang "giết" nhiều công ty. "Với các nhà máy nhỏ của chúng tôi, chi phí di dời là rất cao nhưng nếu không di chuyển, thuế 25% sẽ là con dao giết chết doanh nghiệp", Liao Yu chia sẻ.
Trong khi đó, khách hàng châu Âu và Mỹ hiện đang chuyển sang nhiều nhà cung cấp ở Đông Nam Á để thay thế thị trường Trung Quốc.
Một một lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu trị giá 325 tỉ USD khác, vốn hiện không bị Mỹ áp thuế, cũng đang bị đe dọa, sau khi ông Trump bất ngờ ra quyết định tăng thuế quan lên 25% với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc xuất vào Mỹ, dù trước đó quyết định này đã bị đình chỉ hoàn toàn kể từ tháng 12 sau khi tổng thống Mỹ gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Argentina.
Do việc gia tăng thuế tiềm năng, một số chủ doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về kế hoạch di dời từ Trung Quốc sang các nước khác, chủ yếu là tới Đông Nam Á.
“Lời đe dọa của ông Trump khiến những doanh nghiệp xuất hàng đi Mỹ phải thực hiện những thay đổi cơ bản, hoặc chấp nhận di chuyển sang các nước khác hoặc chịu đựng khó khăn lớn”, Jason Liang, giám đốc bán hàng tại một nhà xuất khẩu sản phẩm LED có trụ sở tại Quảng Châu, chia sẻ.
“Mức thuế quan từ 10% lên 25% là quá cao. Không có nhà máy nào có thể hấp thụ các chi phí thuế quan cao như vậy”, Jason chia sẻ thêm.
Jason kể rằng: “Những khách hàng Mỹ mới khi muốn hợp tác kinh doanh với chúng tôi, trước tiên sẽ hỏi chúng tôi có cơ sở sản xuất tại Việt Nam hay nước ngoài không. Chỉ những công ty có chi nhánh sản xuất ở nước ngoài mới nắm lợi thế”.
“Vào tháng 11 năm ngoái, chúng tôi đã lên kế hoạch cử một nhóm đến Việt Nam tìm phương án dự phòng cho việc tạo lập nhà cung cấp ở Việt Nam nhưng đã trì hoãn kế hoạch do những tiến triển trong đàm phán thương mại.
Bây giờ một số nhà cung cấp Trung Quốc vô cùng hối hận và đang nghĩ đến việc khởi động lại kế hoạch chuyển đến Thái Lan hoặc Bangladesh càng sớm càng tốt”.
Mức thuế cao hơn sẽ là một đòn nặng nề hơn đối với thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt là ngành dệt may, Liu Yi, người sáng lập Ebudaowei.cn, trong web kết nối cung cầu về sợi, nhận định.
Tuy nhiên, đối với một số ít công ty, những dòng tweet của ông Trump đã mang đến một số tin tức tích cực, vì họ đã quyết định di dời sản xuất ra nước ngoài từ trước.
“Ở một mức độ nhất định, điều đó tốt cho chúng tôi, vì đầu tư cho việc dịch chuyển sản xuất của chúng tôi cuối cùng đã bắt đầu có kết quả”, ông Linda Chen, giám đốc bán hàng của một công ty sản xuất máy tính bảng, người đã thiết lập một nhà máy mới gồm khoảng 300 công nhân ở Việt Nam vào năm ngoái.
Dù vậy, ông cũng nói thêm: “Nhiều khách hàng Mỹ vẫn không đặt hàng từ Việt Nam vì chu kỳ vận chuyển hàng hóa tại các nhà máy của Việt Nam dài hơn ở Trung Quốc và các nhà cung cấp Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận chịu 10% chi phí thuế quan”.
Việt Nam đã được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại khi các công ty tìm kiếm các lựa chọn thay thế để tránh thuế quan áp dụng đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
“Chiến tranh thương mại sẽ lại bùng phát và cuộc di dời mới các nhà từ Trung Quốc đến Việt Nam sẽ tiếp tục nổ ra”, ông Gao Jian, người làm dịch vụ tư vấn kinh doanh của Vnocean đã giúp nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chuyển đến một trong hơn 50 khu công nghiệp tại Việt Nam.
Ông nói thêm: “Những công ty vốn trước đây chọn cách tiếp tục theo dõi hay do thì hiện đang di dời một cách vội vã. Nhưng chi phí chuyển nhà máy sang Việt Nam đã tăng vọt so với năm ngoái và sẽ còn tăng cao hơn nữa”.