Một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là bất động sản thương mại. Ảnh: Getty Images.
Doanh nghiệp toàn cầu vỡ nợ nhiều nhất kể từ năm 2020
Số công ty trên vỡ nợ khắp thế giới trong 3 tháng đầu năm 2023 nhiều hơn bất kỳ quý nào kể từ cuối năm 2020, thời điểm mà các doanh nghiệp vẫn đang bị cản trở bởi các hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Theo một báo cáo trong tháng 3 của Tổ chức đánh giá tín dụng Moody's, 33 trong số các tập đoàn mà họ xếp hạng đã vỡ nợ trong quý đầu tiên của năm 2023, mức cao nhất kể từ quý cuối cùng của năm 2020, khi có 47 công ty vỡ nợ. Với gần một nửa, 15 công ty, đã vỡ nợ vào tháng trước, số lượng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 12/2020.
Trong số đó có những vụ vỡ nợ đình đám của Ngân hàng Thung lũng Silicon, SVB Financial Group và Signature Bank vào tháng trước.
Sự thất bại của 2 ngân hàng cho vay có tiếng đã gây ra tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư và khách hàng tại các ngân hàng khu vực của Mỹ, cũng như đánh mất niềm tin vào lĩnh vực ngân hàng toàn cầu trên diện rộng.
“Mặc dù các vụ vỡ nợ trong lĩnh vực tài chính đáng chú ý, nhưng hầu hết các vụ vỡ nợ cũng xảy ra trong các lĩnh vực phi tài chính vào tháng trước”, Moody's cho biết, đồng thời lưu ý rằng công ty truyền hình thể thao của Mỹ, Diamond Sports Group, đã công bố mức vỡ nợ lớn nhất tính theo số tiền.
Thời điểm căng thẳng của các doanh nghiệp
Nhiều công ty đã bị ảnh hưởng nặng nề trong năm qua bởi sự kết hợp giữa lãi suất tăng, giá năng lượng cao và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu mờ mịt .
Tại Vương quốc Anh, số lượng công ty rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả nợ vào tháng trước đã vượt xa mức được ghi nhận trong thời kỳ đại dịch, thời điểm sự hỗ trợ của chính phủ giúp duy trì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Số lượng các công ty mất khả năng thanh toán nợ đã tăng 16% trong tháng 3, so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu có xu hướng ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đi vay, các nhà đầu tư đã nhận trái đắng với trái phiếu doanh nghiệp mua vào năm ngoái. Chẳng hạn như quỹ hoán đổi danh mục (ETF) từ iShares, chuyên theo dõi trái phiếu từ các công ty xếp hạng đầu tư hoặc những công ty có tín dụng cao, đã giảm 20% vào năm 2022, kể từ đó chỉ tăng nhẹ thêm 3%.
Sẽ có thêm nhiều công ty vỡ nợ?
Moody's dự đoán rằng sự kết hợp giữa chi phí đi vay cao hơn và tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ đẩy tỉ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp có tín nhiệm thấp lên 4,6% vào cuối năm nay, tăng từ mức 2,9% trong tháng 3.
Các công ty có tín nhiệm thấp thường phát hành các loại trái phiếu mang tính chất đầu cơ, và có xác suất vỡ nợ từ vừa đến cao.
Moody's cho biết vào cuối quý I năm sau, tỉ lệ vỡ nợ toàn cầu đối với loại trái phiếu này có thể sẽ tăng lên 4,9%. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình dài hạn là 4,1%.
Tương tự, S&P Global, một cơ quan xếp hạng tín dụng khác, tháng trước cho biết họ dự kiến 4% nợ trái phiếu của Mỹ sẽ vỡ vào cuối năm 2023, tăng từ 1,7% vào cuối năm 2022, "khi tăng trưởng chậm lại, doanh thu sụt giảm, áp lực chi phí vẫn tồn tại và điều kiện tài chính eo hẹp sẽ hạn chế khả năng tiếp cận vốn”, cơ quan này cho biết.
Một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là bất động sản thương mại. Sự sụt giảm mạnh về giá trị của các tòa nhà văn phòng ở Mỹ vào năm ngoái, do các văn phòng bị bỏ trống hoặc không được sử dụng hết do xu hướng làm việc từ xa vẫn kéo dài, có thể khiến các doanh nghiệp bất động sản vỡ nợ, góp phần dẫn đến thua lỗ của các ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm:
Ấn Độ chạy đua để giàu trước khi già
Nguồn CNN