Thứ Hai | 11/06/2012 06:19
Doanh nghiệp nước ngoài đang chạy khỏi Ấn Độ
Bất ổn về điều hành và phức tạp về chính sách khiến các nhà đầu tư rời bỏ Ấn Độ, chuyển sang các thị trường mới nổi khác.
Trong số các doanh nghiệp ngoại chạy khỏi Ấn Độ có tập đoàn Fraport của Đức, hãng hàng không lớn thứ 2 thế giới. Giám đốc Fraport, ông Ansgar Sickert cho biết, khi họ đến Ấn Độ vào năm 2006, họ thực sự lạc quan về thị trường này bởi cho rằng Ấn Độ có rất nhiều tiềm năng khi đó.
Tuy nhiên, sau đó, Chính phủ Ấn Độ lên kế hoạch tư nhân hóa hàng chục sân bay ở các thành phố nhỏ. Điều này khiến Fraport thật sự thất vọng.
Fraport là trường hợp mới nhất trong số doanh nghiệp ngoại từ bỏ Ấn Độ. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực khác đặc biệt là ngành bảo hiểm, quỹ đầu tư tương hỗ cũng lo ngại về sự trì trệ và không nhất quán trong chính sách của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh. Trong số đó có công ty viễn thông Etisalat ETEL của Abu Dhabi, công ty viễn thông Bahrain.
"Ấn Độ rõ ràng đang phải đối mặt với mối đe dọa các công ty nước ngoài có dấu hiệu từ bỏ thị trường này trong tương lai gần, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng dè dặt vào đây, ít nhất cho đến khi Ấn Độ phát đi tín hiệu mạnh mẽ và kịp thời nhằm lấy lại niềm tin của nhà đầu tư”, Chủ tịch công ty tư vấn IndusView nhận định.
Xu hướng này càng ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vốn chững lại thời gian qua, trong khi thâm hụt tài khoản vãng lai tăng, đồng rupee xuống mức thấp kỷ lục.
Theo thống kê của Nomura hồi tháng trước, các công ty đa quốc gia đã rút 10,7 tỷ USD khỏi Ấn Độ trong năm 2011, so với 7,2 tỷ USD năm 2010 và 3,1 tỷ USD năm 2009.
Ấn Độ chỉ tăng trưởng 5,3% trong quý I, thấp nhất 9 năm, và dưới mức dự báo 9% được coi là cần thiết để hút đầu tư nước ngoài.
Chính quyền của Thủ tướng Singh đang bị đe dọa bởi sự bất đồng gia tăng giữa các thành viên trong liên minh trong đó có bất đồng về vấn đề áp thuế doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm chậm đà tiến hành cải cách để có thể giữ chân nhà đầu tư.
Tuy nhiên, sau đó, Chính phủ Ấn Độ lên kế hoạch tư nhân hóa hàng chục sân bay ở các thành phố nhỏ. Điều này khiến Fraport thật sự thất vọng.
Fraport là trường hợp mới nhất trong số doanh nghiệp ngoại từ bỏ Ấn Độ. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực khác đặc biệt là ngành bảo hiểm, quỹ đầu tư tương hỗ cũng lo ngại về sự trì trệ và không nhất quán trong chính sách của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh. Trong số đó có công ty viễn thông Etisalat ETEL của Abu Dhabi, công ty viễn thông Bahrain.
"Ấn Độ rõ ràng đang phải đối mặt với mối đe dọa các công ty nước ngoài có dấu hiệu từ bỏ thị trường này trong tương lai gần, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng dè dặt vào đây, ít nhất cho đến khi Ấn Độ phát đi tín hiệu mạnh mẽ và kịp thời nhằm lấy lại niềm tin của nhà đầu tư”, Chủ tịch công ty tư vấn IndusView nhận định.
Xu hướng này càng ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vốn chững lại thời gian qua, trong khi thâm hụt tài khoản vãng lai tăng, đồng rupee xuống mức thấp kỷ lục.
Theo thống kê của Nomura hồi tháng trước, các công ty đa quốc gia đã rút 10,7 tỷ USD khỏi Ấn Độ trong năm 2011, so với 7,2 tỷ USD năm 2010 và 3,1 tỷ USD năm 2009.
Ấn Độ chỉ tăng trưởng 5,3% trong quý I, thấp nhất 9 năm, và dưới mức dự báo 9% được coi là cần thiết để hút đầu tư nước ngoài.
Chính quyền của Thủ tướng Singh đang bị đe dọa bởi sự bất đồng gia tăng giữa các thành viên trong liên minh trong đó có bất đồng về vấn đề áp thuế doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm chậm đà tiến hành cải cách để có thể giữ chân nhà đầu tư.
Nguồn Reuters/DVT