Thứ Tư | 30/05/2012 06:30
Doanh nghiệp châu Âu cân nhắc rút khỏi Trung Quốc
Hơn 1/5 các công ty châu Âu đang cân nhắc rút đầu tư khỏi Trung Quốc do những rào cản pháp lý và nhiều lo ngại khác.
Theo kết quả cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh do Phòng Thương mại liên minh châu Âu (EU) công bố hôm nay 30/5, với sự tham gia của 550 công ty châu Âu, có tới 22% trả lời có thể rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, mặc dù đối với các công ty này Trung Quốc vẫn là thị trường chiến lược quan trọng.
Theo các doanh nghiệp, có nhiều nguyên nhân của quyết định trên, song chủ yếu là do các rào cản pháp lý trong tiếp cận thị trường, cũng như những lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, chi phí lao động tăng cao và tăng trưởng chậm lại cũng là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp châu Âu muốn rút khỏi Trung Quốc.
Cuộc điều tra được tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Dữ liệu từ Chính phủ Trung Quốc hôm nay cho thấy lương trung bình tại các công ty lớn đã tăng 2 con số trong năm ngoái so với năm 2010. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong quý I và chỉ tăng 8,1% so với một năm trước đó.
Để ngăn chặn đà suy giảm của kinh tế, trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã công bố một loạt biện pháp hỗ trợ kinh tế như đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án đầu tư, tung gói trợ cấp mua các thiết bị tiết kiệm điện và cắt giảm thuế.
Tuy nhiên, theo chủ tịch Văn phòng châu Âu, ông Davide Cucino, các doanh nghiệp châu Âu thu được khá ít lợi ích từ những biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc.
"Chỉ một phần nhỏ những kích thích này đến được với doanh nghiệp nước ngoài. Các gói kích thích trong tương cũng chung số phân như vậy," ông Davide Cucino nói.
Cuộc khảo sát cũng phản ánh môi trường pháp lý tại Trung Quốc tiếp tục phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài. 48% doanh nghiệp châu Âu bị mất cơ hội kinh doanh do các quy định tại Trung Quốc ngăn cản họ tiếp cận thị trường.
Trong khi đó, Trung Quốc đang dần trở thành một thị trường quan trọng với các doanh nghiệp châu Âu, văn phòng cho biết. 34% doanh nghiệp được hỏi cho biết doanh thu tại Trung Quốc chiếm tới 15% tổng doanh thu toàn cầu của họ.
Các công ty châu Âu cũng nhận định rằng áp lực cạnh tranh sẽ tăng mạnh và trở nên vô cùng khắc nghiệt tại Trung Quốc trong vòng hai năm tới.
Theo các doanh nghiệp, có nhiều nguyên nhân của quyết định trên, song chủ yếu là do các rào cản pháp lý trong tiếp cận thị trường, cũng như những lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, chi phí lao động tăng cao và tăng trưởng chậm lại cũng là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp châu Âu muốn rút khỏi Trung Quốc.
Cuộc điều tra được tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Dữ liệu từ Chính phủ Trung Quốc hôm nay cho thấy lương trung bình tại các công ty lớn đã tăng 2 con số trong năm ngoái so với năm 2010. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong quý I và chỉ tăng 8,1% so với một năm trước đó.
Để ngăn chặn đà suy giảm của kinh tế, trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã công bố một loạt biện pháp hỗ trợ kinh tế như đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án đầu tư, tung gói trợ cấp mua các thiết bị tiết kiệm điện và cắt giảm thuế.
Tuy nhiên, theo chủ tịch Văn phòng châu Âu, ông Davide Cucino, các doanh nghiệp châu Âu thu được khá ít lợi ích từ những biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc.
"Chỉ một phần nhỏ những kích thích này đến được với doanh nghiệp nước ngoài. Các gói kích thích trong tương cũng chung số phân như vậy," ông Davide Cucino nói.
Cuộc khảo sát cũng phản ánh môi trường pháp lý tại Trung Quốc tiếp tục phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài. 48% doanh nghiệp châu Âu bị mất cơ hội kinh doanh do các quy định tại Trung Quốc ngăn cản họ tiếp cận thị trường.
Trong khi đó, Trung Quốc đang dần trở thành một thị trường quan trọng với các doanh nghiệp châu Âu, văn phòng cho biết. 34% doanh nghiệp được hỏi cho biết doanh thu tại Trung Quốc chiếm tới 15% tổng doanh thu toàn cầu của họ.
Các công ty châu Âu cũng nhận định rằng áp lực cạnh tranh sẽ tăng mạnh và trở nên vô cùng khắc nghiệt tại Trung Quốc trong vòng hai năm tới.
Nguồn WSJ/DVT