Thứ Hai | 16/06/2014 19:12

Doanh nghiệp châu Á - vùng đất thống trị của nhà nước và gia đình dòng tộc

Doanh nghiệp nhà nước và công ty gia đình là các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở châu Á. Nhưng cả hai mô hình này đểu phải thay đổi.
Tại hầu hết các quốc gia châu Á, doanh nghiệp chịu sự chi phối của 2 nhóm chính: nhà nước và các gia đình dòng tộc - Ảnh: BusinessWeek
Tại hầu hết các quốc gia châu Á, doanh nghiệp chịu sự chi phối của 2 nhóm chính: nhà nước và các gia đình dòng tộc - Ảnh: BusinessWeek

Gafin
Châu Á là vùng đất chưa bao giờ bị chinh phục bởi các mô hình doanh nghiệp cổ phần. Các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu chỉ chiếm 28% thị trường chứng khoán của khu vực. Phần lớn trong số đó là các công ty, tập đoàn của Nhật Bản, nơi hoạt động kinh doanh được kiểm soát bởi cả quản lý và nhân viên, những người mà theo nguyên tắc lịch sự vốn tồn tại từ lâu tại đất nước này, luôn lắng nghe một cách tôn trọng nhưng sau đó lờ đi điều mà quản lý vừa nói.

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm 40% tổng số doanh nghiệp tại châu Á, các công ty gia đình, thường là các tập đoàn hoặc “kinh doanh gia đình” chiếm 27%. Tỉ lệ này thay đổi theo từng quốc gia. Tại Trung quốc, mô hình doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số, trong khi đó tại Hàn Quốc và Ấn Độ, mô hình kinh doanh gia đình lại giữ vị trí nổi bật. Thực tế này đã tồn tại từ rất lâu và có thể sẽ không bao giờ thay đổi. Và điều này có thể là một khiếm khuyết của nền kinh tế châu Á.

gafin 2

Bắt đầu với các doanh nghiệp nhà nước. Trong thập niên đầu của thế kỉ 21, một sự kiện mang tính bước ngoặt đã diễn ra trên thị trường vốn: các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung quốc (SOEs) tại Hong Kong, Thượng Hải và New York đi vào hoạt động. Các nhà đầu tư phớt lờ rủi ro của việc mua cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước và chi ra 117 tỉ USD cho 20 giao dịch lớn nhất trong các lĩnh vực từ đường sắt cho tới ngân hàng và xây dựng.

Cùng thời điểm này, Ấn Độ cũng đưa các doanh nghiệp khai thác điện và dầu khí thuộc sở hữu nhà nước đi vào hoạt động. Hãng Coal India (Than Ấn Độ), một đế chế khai thác mỏ than lộ thiên, cũng được niêm yết trên sàn chứng khoán và trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất Ấn Độ.

Tại Indonesia, khối ngân hàng đã kết thúc trong tay nhà nước sau khi được giải cứu từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Malaysia duy trì mô hình tư bản nhà nước riêng với những doanh nghiệp nhà nước quyền lực, được biết đến như các doanh nghiệp “Bumiputera”, được điều hành bởi người Malaysia.
tiến hành tư nhân hóa, chính phủ từ bỏ quyền kiểm soát, thì châu Á lại sử dụng mô hình hỗn hợp, chính phủ duy trì tỉ lệ cổ phần đáng kể. Các yếu tố khác của tư bản nhà nước phát triển mạnh. Các quỹ tài sản trong nước được thành lập để đầu tư dự trữ ngoại hối và doanh thu từ dầu khí bùng nổ tại Trung Quốc, Singapore, Hong Kong, Hàn quốc, Malaysia và thậm chí cả Brunei bé nhỏ. Khắp mọi nơi, các ngân hàng nhà nước giành lại thị phần sau cuộc khủng hoảng 2007-2008, khi cho vay tư nhân rút lui và chính phủ nỗ lực kích thích nền kinh tế.

Nguồn Gafin/Theo DVO/The Economist


Sự kiện