Điều gì khiến cho các giám đốc tài chính Singapore mất ngủ
Nghiên cứu điều tra cho thấy cạnh tranh trong ngành là thách thức lớn nhất với 84% giám đốc được hỏi ý kiến nói rằng đó là nỗi lo ngại của họ, các nỗi lo ngại tiếp theo là sự bất ổn về tài chính với 76%, chi phí lao động với 67% và các lo ngại về sự phục hồi của kinh tế châu Âu là 60%.
Tăng trưởng kinh tế ở nền kinh tế thứ 10 châu Á gần đây bất ổn, tăng 1,8% trong quý đầu năm nay, trong khi đó quý hai tăng 15% và giảm 1% trong quý ba, khiến cho các doanh nghiệp Singapore khó có thể hoạch định chính xác kế hoạch kinh doanh.
Nguyên nhân gây ra sự bất ổn là do nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu của Singapore phụ thuộc vào thương mại và dịch vụ tài chính quốc tế, và nó sẽ tiếp tục suy yếu theo dự đoán của nhiều nhà phân tích.
Bất chấp môi trường kinh doanh không được sáng sủa, 53% số người được hỏi ý kiến tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Singapore trong năm tới, và đa số đều cho rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng khiêm tốn chỉ có một số ít nghĩ rằng sẽ tăng mạnh.
Tuy nhiên chỉ có 42% nói họ hy vọng sẽ có sự cải thiện trong toàn bộ nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh công ty của họ. 15% cho rằng môi trường kinh doanh đang xấu đi, với đa số trong số này tỏ ra bi quan và đổ lỗi cho môi trường kinh tế toàn cầu không thuận lợi hoặc mức tăng trưởng thấp ở Trung Quốc. Số người còn lại nói họ cho rằng môi trường kinh doanh không thay đổi.
Xét về mặt chi phí lao động, hai vấn đề khiên cho các giám đốc tài chính lo ngại là chi phí lao động và chi phí đi lại.
57% cho biết họ dự đoán chi phí lao động sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, trong khi đó 37% cho rằng giá lao động sẽ duy trì ở mức hiện nay. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ bỏ việc cao và thiếu hụt lao động dẫn tới việc phải tăng lương để tuyển mộ và giữ chân nhân viên có năng lực. 38% cho rằng các quy định của pháp luật như đánh thuế lao động nước ngoài dẫn tới chi phí lao động tăng.
Vấn đề chính trong báo cáo là các thị trường mới nối được coi là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cụ thể là Indonesia, Việt Nam, Malaysia, và Trung Quốc với 40% cho rằng Indonesia là điểm nóng phát triển kinh tế.
Để đón đầu xu hướng này, khoảng 1/3 các công ty cho biết họ tăng chi phí cho việc đi lại trong năm tới, 1/2 trong số này nói sẽ sẵn sàng dùng tiền mặt để đầu tư cho các chuyến đi kinh doanh, trong khi đó 1/4 nói sẽ vay tiền từ nhà băng và 19% nói sẽ sử dụng vốn cổ phần.
Nguồn CNBC