Điều BRICS cần không phải là một ngân hàng phát triển chung?
Điều tệ hơn là lợi ích chung của các nước này chịu thiệt hại bởi nhóm BRICS, và bởi mong muốn phát triển các tổ chức xung quanh nó của các lãnh đạo. Lợi ích đó là trao cho các nước phát triển nhanh lớn mạnh - một nhóm chọn lọc vượt ra khỏi BRICS - tiếng nói mà họ đáng ra phải có tại Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức kinh tế toàn cầu khác. Theo đuổi mục tiêu này, các lãnh đạo BRICS sẽ khôn ngoan hơn nếu ít tham vọng hơn cho liên minh của mình và tham vọng nhiều hơn cho thế giới đang phát triển nói chung.
Các hội nghị thượng đỉnh phải có chuyện gì đó để thảo luận, và cuộc họp tuần này tập trung vào các kế hoạch tạo ra một ngân hàng phát triển mới, cạnh tranh với WB. Các lãnh đạo BRICS liệu nghiêm túc tới đâu trong vấn đề này. Chuyện này đã được xem xét tại hội nghị trước, và sau một năm nghiên cứu, tham vấn, kế hoạch này hầu như chẳng có thêm tiến triển nào. Những vấn đề cơ bản như tỷ lệ góp vốn, nơi đặt trụ sở của ngân hàng (một chủ đề đặc biệt nhạy cảm) và thậm chí là chính xác những gì ngân hàng này sẽ làm vẫn chưa được giải quyết. Việc chẳng tiến triển gì là thỏa thuận ám chỉ rằng chuyện đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Chuyện này có lẽ là tốt. BRICS không cần tới ngân hàng phát triển của riêng mình. Điều BRICS cần là góp phần ảnh hưởng của mình với các nước lớn và phát triển nhanh khác để các tổ chức phát triển hiện nay không chỉ phục vụ cho lợi ích của Mỹ và châu Âu.
Đây là một yêu cầu hợp lý. Một thỏa thuận ngầm nhiều thập kỷ trước trong kỷ nguyên địa chính trị khác hẳn vẫn đang kiểm soát sự hiện diện cũng như vị trí lãnh đạo của các tổ chức hàng đầu thế giới. Theo đó, người Mỹ sẽ luôn đứng đầu World Bank và người châu Âu lãnh đạo IMF. Chuyện này không thể bào chữa - tuy nhiên BRICS không thể xếp sau các ứng cử viên thay thế cho vị trí đứng đầu WB năm ngoái (cuối cùng thuộc về ông Jim Yong Kim, một người Mỹ) hay tại IMF năm 2011 (bà Christine Lagarde lên nắm quyền). Vấn đề của họ là không đoàn kết chưa nói gì tới việc lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi nói chung.
Theo Bloomberg, một chuyên gia phân tích đầu tư tại Goldman Sachs đã định nghĩa BRIC năm 2001, và tạo ra một sự liên hệ khó hiểu. Các thị trường xuất khẩu, yêu cầu nhập khẩu, cấu trúc công nghiệp, nguồn tài chính, những vấn đề, triển vọng và mức độ phát triển của các nước này đều khác nhau. Về khía cạnh địa chính trị, liên minh này thậm chí còn vô nghĩa hơn.
Việc gặp gỡ và đàm phán thường tốt, nhưng xây dựng tổ chức - giống như kế hoạch tạo ra một ngân hàng mới - liên quan tới kinh phí và nỗ lực mà tốt hơn hết là nên dùng để sửa chữa các tổ chức mà chúng ta đang có.
Nguồn Khampha/Bloomberg