Nguồn ảnh: Bangkok Post.

 
Trang Lê Thứ Ba | 04/02/2020 08:39

Dịch viêm phổi cấp do virus corona có thể làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu

Sự lây lan của virus conora ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy ngừng hoạt động, ảnh hưởng tiêu cực tới chuỗi cung ứng toàn cầu....

Hiện nay, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa ra toàn cầu của Trung Quốc cao hơn gấp đôi so với năm 2003, khi dịch SARS bùng phát. Chỉ trong năm 2018, tỉnh Quảng Đông đã xuất khẩu nhiều hơn tổng xuất khẩu của Trung Quốc trong 17 năm trước.

Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất dự đoán được ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2, đối với hoạt động kinh doanh của họ khi các nhà máy Trung Quốc đóng cửa. Nhưng năm nay, với tình hình lây lan của virus conora, kỳ nghỉ sẽ kéo dài thêm. Vì thế, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc có thể có thấp hơn thời điểm Tết các năm trước.

Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 thấp hơn 20% so với mức trung bình của 10 tháng còn lại trong năm. Số ngày nghỉ của công nhân của Trung Quốc là khác nhau. Tuy nhiên, nếu giả sử trung bình công nhân nghỉ Tết hai tuần thì điều đó có nghĩa sản lượng công nghiệp trong kỳ nghỉ Tết chỉ bằng 1/5 bình thường.

Hơn nữa, không chỉ có quy mô sản xuất là tăng mạnh so với trước kia. Chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp hơn đáng kể so với năm 2003, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Ngay cả các mặt hàng được sản xuất với rất ít thành phần của Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng do việc sản xuất bị dừng lại. Các sản phẩm ngày càng phức tạp đồng nghĩa các bên sẽ khó khăn hơn trong việc tìm các nhà sản xuất chuyên dụng lớn hơn để thay thế.

Sản lượng nhà máy Trung Quốc giảm mạnh trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
Sản lượng nhà máy Trung Quốc giảm mạnh trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nguồn: WSJ

Những bằng chứng trước đây cho thấy điều đó. General Motors đã đóng cửa các nhà máy của Mỹ và châu Âu sau trận động đất ở Nhật Bản vào năm 2011 và một lần nữa vào năm 2016.  Nguyên nhân là những thành phần quan trọng của ôtô không thể tìm được nguồn cung khác ngoài nước ngay lập tức.

Nghiên cứu được công bố vào năm 2015, cho thấy rằng có tới 60% tổng tác động kinh tế của trận động đất năm 2011 của Nhật Bản về mặt giá trị gia tăng được gánh chịu bởi các quốc gia khác. Tính riêng Mỹ đã gánh 25%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra nhiều bình luận về tác động mạnh mẽ của rủi ro nhập khẩu. Trong đó, các mặt hàng như máy móc, phụ tùng xe phức tạp, ổ cứng và một số mặt hàng điện đặc biệt dễ bị tổn thương do ảnh hưởng từ nguồn cung. Theo đó, cứ tăng 1% trong nhập khẩu rủi ro như vậy từ một quốc gia chịu thảm họa tự nhiên, thì xuất khẩu của các nhà nhập khẩu giảm 0,7% trong cùng năm.

Nhiều nhà kinh tế quốc tế đã cố gắng ước lượng sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc sẽ làm giảm sản lượng toàn cầu ra sao. Nhưng họ chủ yếu tập trung vào tác động của nhu cầu, chứ không phải sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tình  hình hiện tại ở Vũ Hán có quy mô vượt cả SARS, lũ lụt ở Thái Lan hoặc động đất ở Nhật Bản. Sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc đang khiến các nhà sản xuất toàn cầu rơi vào tình thế khó khăn, nhưng khó khăn chỉ mới bắt đầu. Tác động có thể được cảm nhận trong nhiều năm tới.

Giá vàng ngày vía thần tài tăng và sẽ tiếp tục ở mức cao do ảnh hưởng từ dịch viêm phổi cấp do virus corona

Nguồn WSJ