Ảnh: Bloomberg
Dịch Covid-19 bước sang giai đoạn mới, số ca lây nhiễm tại Hàn Quốc và Nhật Bản tăng vọt
Cụ thể, tính tới lúc 6h23 phút sáng ngày 23/02/2020, số ca lây nhiễm tại Hàn Quốc đã tăng lên 556 ca (4 ca tử vong), Singapore lên 89 ca, Nhật Bản tăng lên 117 ca (3 ca tử vong), và còn có hơn 600 người từ chiếc du thuyền bị cách ly. Chưa dừng lại ở đó, số ca lây nhiễm mới tại Trung Đông và Italy cũng đang gia tăng.
Mặc dù Trung Quốc vẫn chiếm phần lớn trong số ca nhiễm và tử vong trên thế giới, nhưng dường như đang có dấu hiệu cho thấy tình trạng lây nhiễm đang lan rộng nhanh hơn ở các nước châu Á khác. Lo ngại đang phủ bóng trên các thị trường tài chính khi nhà đầu tư xem xét đến tác động của virus corona đến tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp.
“Đà tăng vọt đột ngột về số ca lây nhiễm ở các khu vực khác của châu Á, đáng chú ý là Nhật Bản và Hàn Quốc, đã châm ngòi cho những lo ngại mới”, ông Khoon Goh, Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại Australia & New Zealand Banking Group ở Singapore, cho hay. “Điều này cho thấy dịch đã bước sang giai đoạn mới và ở giai đoạn này, thế giới sẽ chứng kiến thêm nhiều sự gián đoạn kéo dài và tác động kinh tế lớn hơn dự tính trước đó”.
Dịch virus cororna xuất hiện trong tháng 12/2019 và gây lây nhiễm gần 77 nghìn người ở Trung Quốc, dù vậy đây vẫn chưa được xem là đại dịch – vốn được định nghĩa là khi virus lan rộng ra nhiều lục địa khác nhau. Cho tới nay, số ca lây nhiễm bên ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ: Trong số 2.461 ca tử vong, chỉ có 20 ca ở khu vực khác. Tuy vậy, số ca lây nhiễm bên ngoài Trung Quốc đã tăng mạnh trong tuần này, nhất là tại Hàn Quốc, số ca lây nhiễm tăng gấp đôi chỉ trong vòng 1 ngày.
Bên ngoài châu Á, số ca lây nhiễm mới đã xuất hiện ở Iran, các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Lebanon và Italy. Ở Iran, đã có 6 ca tử vong và 28 ca bị lây nhiễm. Các cơ quan y tế lo ngại về diễn biến lây lan ở Trung Đông.
“Số ca lây nhiễm mà chúng ta chứng kiến bên ngoài Trung Quốc thực sự rất đáng ngại”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói với phóng viên tại cuộc họp báo ở Geneva. “Cánh cửa” để ngăn chặn sự lây lan bên ngoài Trung Quốc đang “dần khép lại”, ông nói. “Sự bùng phát có thể đi theo bất kỳ chiều hướng nào”.
Một nghiên cứu mới công bố vào ngày thứ Sáu (21/02) ước tính rằng 2/3 số ca nhiễm virus “nhập khẩu” từ Trung Quốc trên toàn thế giới vẫn chưa ai phát hiện ra, có khả năng đẩy việc lây nhiễm từ người sang người trở nên mất kiểm soát. Bài phân tích này – dẫn đầu là các nhà nghiên cứu tại Imperial College London – đã sử dụng dữ liệu di chuyển bằng đường hàng không để ước tính số ca lây nhiễm ở bên ngoài Trung Quốc.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, số ca lây nhiễm ‘nhập khẩu’ từ Trung Quốc có nhiều triệu chứng lâm sàn khác nhau về mức độ nghiêm trọng và do đó, một số ca lây nhiễm có thể khó phát hiện hơn”, các nhà nghiên cứu cho biết trong bài phân tích. “Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm bệnh mà một số quốc gia phát hiện được có thể thấp hơn rất nhiều so với con số dự báo dựa trên lượng hành khách đi máy bay từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc”.
Ở châu Á, Hàn Quốc chứng kiến các ca nhiễm bệnh tăng gấp đôi sau 24 giờ, với sự gia tăng liên kết với một cụm từ một khu vực tôn giáo ở Daegu. Hầu hết các bệnh nhân nằm trong số những người có thể đã tham dự các buổi lễ tại nhà thờ với một người được xác nhận nhiễm virus trước đó trong đầu tuần này.
Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Park Neung-hoo cho biết các nhà chức trách nhận thức được các kênh truyền nhiễm bệnh và tình hình hiện tại “có thể quản lý được”. Daegu đã đóng cửa các cơ sở công cộng và khuyên người dân ở trong nhà nhằm ngăn chặn sự lây lan.
Đáng báo động hơn nữa là tình hình ở Nhật Bản, nơi nổi lên như một trong những nơi có nguy cơ lây nhiễm virus corona cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Bộ trưởng Y tế Nhật Bản, ông Katsunobu Kato cho biết hôm Chủ nhật (16/02), rằng Nhật Bản đã mất dấu vết của một phần trường hợp bị lây nhiễm. Số ca lây nhiễm tại xứ sở mặt trời mọc đã tăng hơn gấp ba lần lên 117 trong tuần qua.
Nhật Bản - dự kiến sẽ tổ chức Thế vận hội mùa hè bắt đầu vào tháng 7/2020 - đang chứng kiến nhiều ca lây nhiễ ở nhiều khu vực không có sự liên kết trên và chính quyền đã phải vật lộn để tìm ra nơi xuất phát tình trạng lây nhiễm. Chính phủ đã mắc lỗi khi phản ứng quá chậm trong việc cấm du khách đến từ Trung Quốc và quá lỏng lẻo trong việc cách ly 14 ngày đối với tàu du lịch Diamond Princess, con tàu với 3.700 hành khách và thủy thủ đoàn.
Ít nhất 636 hành khách trên thuyền đã bị lây nhiễm virus cororna và 2 người đã tử vong.
Tình hình có khả năng leo thang do sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ cao như người già Nhật Bản và đạo đức làm việc trong xã hội – vốn thường không bằng lòng với việc nghỉ ốm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra cảnh báo mức độ 1 dành cho Nhật Bản, tức không phản đối du lịch đến nước này nhưng phải thận trọng.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt của những hành khách rời tàu Diamond Princess. Nguồn: Bloomberg. |
Dĩ nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến có thể giúp Nhật Bản có vị thế tốt hơn để chống lại sự bùng phát so với các quốc gia nghèo hơn với ít tài nguyên hơn như quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Triều Tiên, và các quốc gia ở châu Phi cận sa mạc Sahara.
Dù vậy, các thành phố châu Á vẫn có những bước tiến nhất định, khi áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Macau, trung tâm đánh bạc lớn nhất thế giới, vừa ghi nhận 10 ca lây nhiễm, mặc dù các sòng bạc đã đóng cửa và việc đi đến Trung Quốc đại lục bị hạn chế.
Mặc dù Singapore ghi nhận 89 ca lây nhiễm, nhưng nhịp độ gia tăng số ca lây nhiễm mới rất ổn định. Cho đến nay 37 bệnh nhân đã phục hồi.
Hồng Kông ghi nhận 70 ca lây nhiễm và có 2 trường hợp tử vong. Đáng chú ý là trường hợp một viên cảnh sát bị lây nhiễm virus corona. Ông đã ăn cùng với 59 viên cảnh sát khác và giờ họ đang được cách ly.
Nguy cơ tiềm tàng
Một số chuyên gia cho rằng chiếc tàu Diamond Princess có thể là nơi nguy hiểm tiềm tàng khi hơn 1.000 hành khách bị cách ly đã rời con tàu này vào cuối ngày thứ Sáu (21/02). Những người trên con tàu này đến từ hơn 50 quốc gia và hiện đang trở về quê nhà, việc họ tiếp xúc với những người khác trên đường di chuyển về nhà có thể tạo ra làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu. Trong ngày thứ Sáu (16/02), hai người di tản đến Australia đã xét nghiệm dương tính với virus corona.
Ông Keiji Fukuda, Giám đốc của Trường Y tế Công trực thuộc Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) và từng là quan chức thuộc WHO, cho biết: “Hoàn toàn có khả năng xét nghiệm ra âm tính và lên máy bay, nhưng đến khi hạ cánh, xét nhiệm lại ra dương tính. Đó là cách virus lây nhiễm”.
Ông Tedros cho biết hôm thứ Năm (20/02) rằng thế giới có cơ hội để kiểm soát virus corona vì số ca lây nhiễm bên ngoài Trung Quốc còn tương đối ít. Rủi ro ở đây là nếu các quốc gia không hành động đủ quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan thì một tâm chấn bùng phát thứ hai có thể xuất hiện.
Nguồn Bloomberg