Thứ Ba | 07/08/2012 16:12

Đi tìm khởi nguồn những môn thi Olympics

Theo các nhà nghiên cứu, nhiều môn thi đấu tại Olympics có khởi nguồn từ rất xa xưa và gắn với cuộc sống hàng ngày của con người.
Những môn thi trong Thế vận hội Olympics bắt nguồn từ cuộc sống con người thủa xa xưa. Nghiên cứu tập quán của các bộ lạc, chúng ta sẽ phần nào thấy được khởi nguồn những môn thể thao Olympic.

1. Nhảy cầu

d

Môn nhảy cầu của cậu bé Hook Suriyan Katale người Moken sống tại quần đảo Surin, Thái Lan. Người ta cho rằng, những thổ dân Moken biết bơi trước khi biết đi. Trong hàng trăm năm, họ luyện tập khả năng nhìn dưới nước, luyện mắt bằng cách tập trung quan sát những vật thể dưới đáy biển khi đang lặn. Nghiên cứu được Đại học Lund của Thụy Điểm tiến hành cho thấy, thị lực mắt của trẻ em Moken cao gấp rưỡi so với trẻ em châu Âu.

2. Bắn cung

v

“Môn bắn cung” của thổ dân bộ lạc Awá sống trong rừng già Amazon trên lãnh thổ Brazil. Họ được mệnh danh là những cung thủ hàng đầu thế giới với khả năng di chuyển xuyên rừng già Amazon bất kể ngày đêm. Với những cây cung dài 1,85m, họ có thể ngồi vắt vẻo trên những nhánh cây cao hơn 30m so với mặt đất để rình mồi và bắn tên.

3. Thể dục dụng cụ

v

Trẻ em bộ lạc Pitjantjatjara Aborigine sống ở sa mạc miền Trung, Australia thực hiện các động tác nhào lộn đẹp mắt khi chơi đùa (giống môn thể dục dụng cụ). Không phải tập luyện quá nhiều, không chịu áp lực cao nhưng những gì mà trẻ em bộ lạc Pitjantjatjara Aborigine thể hiện thực sự khiến những vận đông viên chuyên nghiệp phải để mắt.

4. Cầu thăng bằng

f

Người đàn ông Hamar sống ở thung lũng Omo, Ethiopia đang thực hiện màn trình diễn “cầu thăng bằng” trên mình những con gia súc để đủ tiêu chuẩn lập gia đình và trở thành một người đàn ông thực thụ (giống môn nhảy cầu thăng bằng). Trước khi tham gia nghi lễ này, một phần đầu của người đàn ông bị cạo trọc trong khi toàn thân bị bôi bẩn. Mình những con gia súc cũng bị bôi chất thải của động vật để chúng trở nên trơn trượt.

5. Bơi thuyền

v

Người Asmat ở miền Nam Papua di chuyển bằng cách chèo thuyền bởi nơi họ sống hoàn toàn không có đường sá. Họ trở thành những tay chèo thuyền thực sự bởi nó gắn liền với mọi sinh hoạt của bộ lạc. Vượt sông trong rừng rậm nhiệt đới hay len lỏi trong những ngóc ngách lầy lội nơi thượng nguồn tạo cho họ những kĩ năng chèo lái vô địch.

6. Marathon

c

Sống ở vùng núi hiểm trở bao quanh là sa mạc ở Sierra Madre, Mexico, người dân của bộ lạc Rarámuri, hay Tarahumara buộc phải di chuyển nhanh và có sức bền lớn để tồn tại được trong điều kiện khắc nghiệt. Trò chơi phổ biến nhất của những người Rarámuri có tên gọi "ŕarajípar" (chạy đua với bóng gỗ). Những cuộc đua thực sự có thể kéo dài tới 2 ngày, diễn ra trên khu vực có địa hình hiểm trở, gồ ghề, độ dốc cao trải dài 150 – 300km. Quy mô của trò chơi vượt xa môn Marathon được tổ chức tại các kỳ Olympic.

7. Lặn tự do

f

Cậu bé người Bajau sống ở Sulawesi, Indonesia nắm đuôi chú cá mập nhỏ dưới đáy dại dương. Với đôi kính lặn tự chế bằng gỗ, những người Bajau có thể lặn xuống đáy biển sâu 20m để săn bắn hay tìm kiếm ngọc trai. Những bậc thầy về lặn tự do có thể nín thở tới 3 phút để kiếm tìm sản vật biển dưới đáy đại dương. Các nhà khoa học cho biết, 60% cuộc đời người Bajau là ở dưới biển nên họ được ví như những con rái cá.

8. Đua ngựa

c

Lịch sử chứng minh, người Mông Cổ là bậc thầy cưỡi ngựa. Phần lớn cuộc sống du mục của người Mông Cổ ở trên lưng ngựa, rong ruổi trên các thảo nguyên mênh mông. Những bé trai được dạy cưỡi ngựa ngay sau khi các em biết đi, trong khi yên ngựa là vật gia truyền được các thế hệ trong gia đình lưu giữ. Trẻ em Mông Cổ trở thành kỵ sĩ kể từ khi còn bé và có thể tham gia các cuộc tranh tài trên lưng ngựa khi tròn 5 tuổi với quãng đường đua lên tới 30km.

Nguồn Infonet


Sự kiện