Thứ Hai | 02/09/2013 08:20

Di sản sau khi Lehman Brothers "băng hà"

5 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính, các nền kinh tế phương Tây vẫn phụ thuộc thái quá vào ngân hàng trung ương
5 năm sau sự sụp đổ gây hỗn loạn nền tài chính toàn cầu của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, nhiều nhà phân tích vẫn đang xem xét lại nguyên nhân gây ra sự “ngưng trệ” đột ngột của nền kinh tế và dẫn đến các đứt gẫy nghiêm trọng trong nền kinh tế - tài chính toàn cầu.

Một số khác sẽ mô tả hậu quả của sự kiện mà vẫn đang gây ra nỗi ám ảnh và thiệt hại nặng nề cho nhân loại. Số khác sẽ chia sẻ kinh nghiệm về một thời kỳ khủng khiếp đối với kinh tế toàn cầu nói chung và với cá nhân họ nói riêng.

Kết quả đầu tiên – và cũng là thứ đem lại hậu quả nặng nề nhất – là các khó khăn liên tiếp mà các nền kinh tế phương Tây đang phải đối mặt khi họ không thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao cũng như tạo ra đủ số lượng việc làm.

Mặc dù GDP không bị sụt giảm nghiêm trọng vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nhưng nhiều nền kinh tế phương Tây vẫn chưa thể phục hồi lại trạng thái ban đầu. Điển hình là việc các nền kinh tế này không thể duy trì tốc độ tăng trưởng đủ để bù đắp lại lượng việc làm cũng như thu nhập đã mất.

Nhìn chung, chỉ một vài quốc gia đã khắc phục được các điểm yếu mà cuộc khủng hoảng đã phơi bày: tổng cầu vừa thiếu hụt vừa mất cân bằng, nền kinh tế không đủ độ bền vững cần thiết cũng như các khoản nợ ngày càng phình to.

Kết quả là không chỉ tăng trưởng yếu, các quốc gia này còn trải qua tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng, thất nghiệp dài hạn cũng như tình trạng người trẻ tuổi không có việc làm. 5 năm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, quá nhiều quốc gia đang bị tụt lại phía sau bởi mô hình cũng như động lực tăng trưởng của các quốc gia này đã hết thời, thâm chí lâm vào cảnh “kiệt quệ”. Tất yếu là triển vọng về một cuộc phục hồi kinh tế nhanh chóng, bền vững vẫn còn là mối lo hiện hữu.

Căn cứ vào thực tế khắc nghiệt này, không ngạc nhiên khi thấy rằng kết quả không ngờ đến thứ 2 liên quan đến việc các chính sách ứng phó không kịp thời và đủ quyết liệt: cụ thể, sự mất cân đối nghiêm trọng và liên tục giữa sự hoạt động năng nổ và tích cực từ phía các ngân hàng trung ương và sự thụ động của các nhà hoạch định chính sách.

Điều ngạc nhiên ở đây không phải là việc các ngân hàng trung ương đã hành động quyết đoán và táo bạo khi các thị trường tài chính đóng băng và hoạt động kinh tế giảm sút. Căn cứ vào tính độc lập cao cũng như quyền in tiền tương đối tự do của họ, ngân hàng trung ương thường được kỳ vọng là các tổ chức có những động thái tích cực và hiệu quả nhất. Quả thật, họ đã có những biện pháp ứng phó khủng hoảng theo cách cực kỳ ấn tượng cũng như theo nguyên tắc phối hợp lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

Điều khiến người ta ngạc nhiên ở đây là đã 5 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra cũng như 4 năm sau khi các thị trường tài chính phục hồi lại hoạt động bình thường, các nền kinh tế phương Tây vẫn phụ thuộc thái quá vào ngân hàng trung ương của mình để tránh tình hình kinh tế không xấu đi. Điều này đã làm cho các ngân hàng trung ương xa rời các chức năng truyền thống và quan trọng nhât của mình khi họ bị buộc phải sử dụng các công cụ chính sách phi truyền thống và không hoàn hảo trong một thời gian đã khá dài.

Kết quả không ai ngờ tới này được phản ánh rõ nét tình trạng phân cực chính trị nội bộ ở Mỹ và sự phức tạp của khu vực EU dẫn đến hậu quả là ngăn cản các biện pháp tiếp cận chính sách theo cách toàn diện và cân bằng hơn.

Để đánh giá được mức độ của vấn đề, hãy thử xem xét thất bại liên tục của Quốc hội Mỹ trong việc thông qua ngân sách hàng năm hoặc các sáng kiến/biện pháp nửa vời của eurozone trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp đã lên đến mức báo động và các đe doạ về đổ vỡ tài chính vẫn chưa chấm dứt.

Chính sự tê liệt chức năng của hệ thống chính trị này đã làm suy yếu tính kịp thời cũng như khả năng ứng phó của các cơ quan hoạch định chính sách khác – bao gồm các các cơ quan sở hữu các công cụ ưu việt hơn ngân hàng trung ương.

Điều này khiến cho thống đốc các ngân hàng trung ương vẫn phải “đứng mũi chịu sào” – phải liên tục thực hiện các chính sách phi truyền thống nhằm kéo dài thời gian để chờ cho các nhà hoạch định chính sách thống nhất được với nhau. Hậu quả là các nền kinh tế phương Tây đang trở thành các chú chuột bạch cho các biện pháp mang tính thử nghiệm với nỗi lo ngay ngáy về các bất ổn nghiêm trọng về tác động tài hạn của các hệ thống điều hành tinh vi.

Kết quả không ai ngờ đến thứ 3 liên quan đến việc các quốc gia đang phát triển đã ứng phó với khủng hoảng thế nào. Khởi đầu với việc chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính giống như các quốc gia phương Tây (thậm chí là còn hơn xét trên góc độ sản lượng và thương mại), các nền kinh tế kém sôi động này đã đánh dấu sự trở lại ấn tượng – đến mức mà hiện nay, các nền kinh tế này được xem là động lực của tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên trong quá trình này, các quốc gia đang phát triển đã sa chân vào sự hỗn loạn về chính sách mà hiện nay đang đe dọa sự ổn định và tăng trưởng của họ.

Các rủi ro mới đối với ổn định tài chính dẫn đến sự ngạc nhiên thứ 4 và cũng là cuối cùng: thất bạt trong việc chuyển vai các nhân tố chính dẫn đến khủng hoảng tài chính theo cách có trách nhiệm, bền vững.

Thử xem xét các ngân hàng lớn của phương Tây. Nhờ vào tính quan trọng hệ thống mà rất nhiều các ngân hàng đã được giải cứu và nhờ vào các hỗ trợ chính thức được duy trì liên tục, rất nhiều trong số đó đã làm ăn có lãi. Tuy nhiên các ngân hàng này không phải nộp thuế cho các khoản lợi nhuận bất thường này. Các nhà hoạch định chính sách cũng chưa thể thay thế các cơ chế khuyến khích các ngân hàng thực hiện các hành vi rủi ro.

Trong trường hợp của khu vực EU, chỉ đến tận bây giờ các ngân hàng mới bị ép phải quyết liệt giải quyết các vấn đề liên quan đến thiếu hụt vốn, đòn bẩy cũng như tài sản thặng dư.

Sự chậm chạp mà hệ thống quản lý kinh tế càng tồn tại lâu dài thì rủi ro các hệ quả của cuộc khủng hoảng 2008 sẽ còn tiếp diễn và ảnh hưởng đến cả các thế hệ tương lai.

Nguồn Project-Syndicated/Dân Việt


Sự kiện