Đến lượt Anh có nguy cơ rơi vào thập kỷ mất mát?
Thật không may cho kinh tế Anh, không có điều gì trong những năm qua buộc Lawrence Summers phải xem lại quan điểm của mình. Tăng trưởng kinh tế của Anh thời hậu khủng hoảng tụt lại xa so với kinh tế Mỹ và khoảng cách này ngày một tăng. GDP của Anh vẫn chưa trở lại mức của thời kỳ trước khủng hoảng và thấp hơn 10% so với mức dự báo trước khủng hoảng. Khoản lỗ lũy kế từ thời kỳ suy thoái này trong 5 năm đầu tiên thậm chí vượt quá cả những gì nước này đã trải qua trong những năm 1930. Các dự báo tiếp tục được xem xét lại với xu hướng giảm.
Bất kỳ khi nào chính sách không đạt được mục tiêu đề ra, như ở Anh ngày nay, sẽ có cuộc thảo luận về việc liệu biện pháp đối phó đúng đắn có được áp dụng hay không – kiên trì đi theo con đường hiện tại – hoặc liệu có việc thừa nhận sai lỗi hoặc những tình huống thay đổi và tiến hành thay đổi lộ trình hay không.
Ở nước Anh ngày nay cuộc thảo luận như vậy chủ yếu tập trung vào việc củng cố tài chính – công việc mà chính phủ đặt làm trọng tâm kinh tế. Cho đến khi và trừ khi có sự đảo ngược quan trọng về củng cố tài chính ngắn hạn, hiệu quả kinh tế ngắn hạn và dài hạn của Anh có thể ngày càng xấu hơn.
Phương pháp tiếp cận hiệu quả chính sách để giải quyết những vấn đề kinh tế của nước Anh phải bắt đầu bằng việc công nhận rằng yếu tố chính cản trở nền kinh tế Anh cả trong ngắn và trung hạn là sự thiếu hụt nhu cầu (lack of demand). Rõ ràng rằng nước Anh cũng đang đối mặt với những vấn đề cấu trúc quan trọng từ những khó khăn trong xúc tiến cải tổ cho đến những thiếu sót trong hệ thống đào tạo lao động.
Hơn nữa, căn cứ vào số vị trí cần tuyển dụng đang ở mức thấp, sự miễn cưỡng từ bỏ việc làm của công nhân và tình trạng thất nghiệp ngày một tăng tại tất cả các ngành và lĩnh vực, thì chính sự thiếu hụt nhu cầu đang cản trở nền kinh tế. Báo cáo của các công ty về kế hoạch đầu tư của họ cũng ủng hộ quan điểm này.
Trong thời kỳ suy thoái, John Maynard Keynes đã so sánh những khó khăn kinh tế của nước Anh với vấn đề “magneto” (máy phát điện xoay chiều nhỏ, sử dụng nam châm vĩnh cửu để tạo tia lửa điện trong động cơ đốt trong), đề cập đến sự việc rằng một chiếc xe hơi có thể có nhiều khuyết điểm nhưng nếu hệ thống điện không làm việc thì chiếc xe không thể nổ máy và vận hành được. Nếu vấn đề này được sửa chữa, chiếc xe sẽ vận hành, kể cả khi vẫn còn nhiều vấn đề khác.
Hơn nữa, sự gia tăng nhu cầu và sản lượng trong ngắn hạn sẽ mang lại lợi ích trung và dài hạn khi nền kinh tế giành được những giải thưởng mà các nhà kinh tế học gọi là kết quả của hiện tượng trễ. Một nền kinh tế khỏe mạnh hơn có nghĩa là có nhiều hơn nguồn vốn đầu tư và chi phí cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp bị cắt giảm ít hơn. Điều này có nghĩa rằng số người bị mất mối liên hệ với công việc tốt và bị thất nghiệp sẽ ít hơn hay ngày càng có nhiều hơn người trẻ tìm được việc làm đầu tiên và ngày càng nhiều hơn doanh nghiệp lựa chọn lãnh đạo là người có xu hướng mở rộng hơn là có xu hướng cắt giảm chi phí.
Chương trình cấu trúc quan trọng nhất để nâng sản lượng tiềm năng của nước Anh trong tương lai chính là tăng sản lượng của ngày hôm nay.
Có nhiều hình thức phản đối quan điểm này nhưng chủ yếu cho rằng việc đảo ngược lộ trình tập trung vào mở rộng tài chính sẽ làm xói mòn niềm tin, gây tác dụng ngược đến tăng trưởng. Luận điểm này hoàn toàn không hợp lý.
Thứ nhất, phản ứng của thị trường tài chính cho thấy rằng chính sự yếu kém kinh tế chứ không phải sự hoang phí là nguyên nhân chính gây lo ngại về những vấn đề tín dụng tương lai.
Thứ hai, thực tế cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất về sức khỏe tài chính ở Mỹ và Anh trong trung hạn sẽ là tốc độ tăng trưởng. Thêm một điểm phần trăm tăng trưởng được duy trì trong 5 năm sẽ giúp giảm khoảng 10 điểm phần trăm về tỷ lệ nợ/GDP của nước Anh, trong khi chính sách khắc khổ vốn khiến tăng trưởng chậm lại thậm chí có thể làm tăng tỷ lệ nợ/GDP và biến sự không bền vững của khoản nợ thành hiện thực.
Nước Anh phải thay đổi tốc độ củng cố tài chính để có cơ may tránh được một thập kỷ mất mát. Thay vì cắt giảm đầu tư công, giờ là lúc để củng cố lòng tin bằng cách thực hiện các kế hoạch cải tổ cấu trúc nhằm kiềm chế tăng trưởng chi tiêu công trong một khoảng thời gian.
Đây cũng là lúc để tiến hành các biện pháp xúc tiến xuất khẩu và, sau nhiều năm với mức đầu tư ở mức thấp hợp lý, tái khởi động đầu tư vào nhà đất. Tuy nhiên, khi nhu cầu cần thiết cho tăng trưởng và lĩnh vực tư nhân vẫn đang trì trệ, thì ưu tiên đầu tiên phải dành cho lĩnh vực công.
Nguồn FT/Khampha