Dạy Mỹ và châu Âu bài học… xếp hạng
Công ty này khôn khéo "làm ăn" trên thân xác đang yếu ớt của một châu Âu già nua, biết lợi dụng triệt để một châu Âu đang xuống sức.
Ông Quan Kiến Trung, Tổng Giám đốc Công ty Xếp hạng Tín dụng ĐạiCông, từng nói rằng hệ thống xếp hạng do phương Tây chi phối hiện nay "cung cấp thông tin đánh giátín dụng không chính xác" và không phản ánh đúng khả năng hoàn trả nợ đang thay đổi. Chủ tịch TrungQuốc Hồ Cẩm Đào cũng đã từng phát biểu rằng thế giới cần "một chuẩn khách quan, công bằng và hợplý" để đánh giá tổng công nợ.
Xếp hạng tín dụng sặc mùi… chính trị
Vào năm 2010, Đại Công đã tỏ ra nghiêm khắc và mạnh tay hơn với cáccông ty của Mỹ nhưng đối với Trung Quốc, Đại Công rất nhẹ tay!
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, Công ty Đại Công (tên tiếng Anhlà "Dagong Global Credit Rating Co.), được thành lập vào năm 1994 với trụ sở đặt tại Bắc Kinh và làmột trong ba công ty xếp hạng tín dụng lớn nhất của Trung Quốc, đã giảm điểm tín nhiệm trái phiếudo Washington phát hành từ hạng AA về hạng A+ và đánh giá rằng đây là mức triển vọng "tiêu cực".
Song song đó, hàng loạt nước phương Tây cũng đã bị Đại Công đánh tụt hạng khỏi mức AAA: Hai nướcPháp và Anh chỉ còn ở mức AA- ; Bỉ, Tây Ban Nha và Ý thì cùng hạng A- ngang với Malaysia. Trong khiđó, Trung Quốc với mức dự trữ ngoại hối trị giá 2.400 tỉ euro (2.000 tỉ USD) và mức tăng trưởng đạttừ 8% đến 10%/năm đã được nâng hạng lên AA+, bằng với nước Đức.
Động thái trên của Đại Công diễn ra ngay trước thềm cuộc họp thượngđỉnh các nhà lãnh đạo nhóm G20 diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) vào trung tuần tháng 11-2010. Từ đó,giới phân tích tỏ thái độ hoài nghi về Trung Quốc khi nhiều người cho rằng Đại Công đang thực hiệnmột bước đi mang tính chính trị hơn là cung cấp một báo cáo phân tích độc lập.
Có thể đúng thế, bởi theo nhật báo China Daily, ông QuanKiến Trung, Tổng Giám đốc Đại Công, đã bày tỏ hy vọng rằng công ty của ông sẽ chiếm được một vị trídẫn đầu trên thị trường xếp hạng toàn cầu, muộn nhất là trong vòng năm năm tới. Từ đó, Đại Công sẽcó cơ hội hợp tác với các tổ chức tại châu Âu và Mỹ, kể cả với các quốc gia mới nổi thuộc nhómBRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Ông Quan Kiến Trung, Tổng Giám đốc Công ty Xếp hạng Tín dụng ĐạiCông: "Chúng tôi là một thiết chế mang tính rất đặc thù tại Trung Quốc, là một cơ quan nửa chínhphủ, nửa doanh nghiệp".
Vừa là tư nhân, vừa..."nửa chính phủ"!
Ngồi trả lời phỏng vấn trong văn phòng làm việc rộng lớn của mìnhtại Bắc Kinh, ông Quan chỉ vào một chiếc búa được làm bằng vàng và gỗ đặt trên một chiếc bàn thấpbên trong phòng và nói: "Đây là quà biếu của một người bạn, một biểu tượng của sự trung thực vàcông minh".
Công ty Đại Công của ông ra đời vào giữa thập niên 1990 với đối tác là ĐH Tài chính vàKinh tế Thiên Tân, nằm phía đông thủ đô.
Ông nói tiếp: "Tôi luôn nhắc đi nhắc lại điều này là côngty chúng tôi không có những quan hệ đặc biệt với chính phủ, các phương tiện truyền thông vẫn luônnói chính phủ Trung Quốc giữ một vai trò nào đó tại đây. Điều đó không là sự thật".
Tuy nhiên, Đại Công đã từng chấm điểm rất cao Bộ Đường sắt TrungQuốc nhưng chỉ ít lâu sau bộ này bị khủng hoảng vì tai nạn tàu hỏa cao tốc xảy ra tại Liêu Ninh vàongày 23-7-2011 và rồi sau đó Bộ Đường sắt Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ được mức AAA.
Ông Quan KiếnTrung biện luận rằng điều này không có gì là mâu thuẫn: "Chúng tôi không chấm điểm cùng một cáchgiống nhau đối với các nhà đầu tư quốc tế và trong nước. Đánh giá khoản tín dụng chủ quyền đối vớiTrung Quốc và đối với một bộ ngành là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi là một thiết chếmang tính rất đặc thù tại Trung Quốc, là một cơ quan nửa chính phủ, nửa doanh nghiệp".
Bước chân vào thị trường rượu vang Pháp
François Godement, giáo sư chuyên viên về Trung Quốc, tác giả mộtnghiên cứu được phát hành vào tháng 7-2011 với tựa đề Trung Quốc: Đường đến châu Âu, đãphát biểu: "Cách đây năm năm, Trung Quốc mời gọi các doanh nghiệp châu Âu đến làm ăn tại TrungQuốc. Nhưng hiện nay họ lựa chọn chiến lược thâm nhập vào các công ty châu Âu để có được các cơ sởhạ tầng quan trọng, để tiếp cận được các kỹ thuật công nghệ mũi nhọn nhằm khiến các nước châu Âuphải ráo riết cạnh tranh với nhau".
Năm 2010, lần đầu tiên tập đoàn nông sản thực phẩm của Trung Quốc"Cofco" đã bỏ ra 10 triệu euro để mua lại vườn nho Château de Viaud tại Bordeaux (miền Nam nướcPháp).
Tập đoàn khổng lồ này đang ăn nên làm ra và đã trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩmnước ngọt Coca trên thị trường Trung Quốc cũng như thương mại hóa rượu vang dưới nhãn mác là "GreatWall" (Vạn Lý Trường Thành), nay họ đã dấn sâu vào thị trường rượu vang của Pháp.
Một thương gia Pháp tên là Philippe Raoux kể lại: "Chúng tôi mất banăm dài đằng đẵng để thương thảo với phía Trung Quốc. Họ sang làm việc với chúng tôi không biết baonhiêu lần mà kể và tôi cũng biết là ở nước họ, chơi khăm bạn bè là chuyện thường ngày. Các nhà sảnxuất rượu trong vùng trồng nho Bordelais tỏ ra khá hài lòng nhưng người Trung Quốc có thể sẽ cònmua nhiều hơn nữa rồi tạo ra một cơn ác mộng, một đe dọa thật sự cho chúng tôi".
Lúc nào cũng thế, hành động của Trung Quốc luôn được cho là có mộtđiều gì đó "bất thường" ẩn giấu phía sau bất kỳ hoạt động thương thảo mua bán đất đai, tài sản"bình thường" nào tại nước ngoài, bởi người ta đoán chắc rằng đó là những chiếc vòi bạch tuộc vươnra từ chính sách của nhà nước Trung Quốc.
Còn nhớ vào tháng 2-2011, một cuộc điều tra do cộng đồngchâu Âu thực hiện tiết lộ rằng có hai công ty tư nhân hàng đầu chuyên về cung cấp thiết bị viễnthông của Trung Quốc là Hoa Vi và ZTE đã từng nhận được nhiều đợt chuyển khoản tín dụng to lớn từchính phủ Trung Quốc thông qua hệ thống các ngân hàng nhà nước.
Le Havre phải chăng là của Trung Quốc?
Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc vào đầu nhiệm kỳ của mình, Tổngthống Pháp Nicolas Sarkozy đã có một bất ngờ thú vị: Nhiều vị lãnh đạo Trung Quốc đã thẳng thắn hỏiông rằng ông có muốn bán cho họ các hải cảng của Pháp không!
Trong khi chờ câu trả lời của tổngthống Pháp thì người Trung Quốc có mặt ngày càng đông tại cảng Le Havre - một cảng đứng đầu củaPháp về số lượng container được vận chuyển.
Vào cuối năm 2011, tổng giám đốc Tập đoàn Eurasia (Tập đoàn Pháp-Hoavề đầu tư bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp) là ông Hứa Thịnh Vượng đã ký kết việc mua lạicác khu nhà kho rộng lớn đang bị bỏ trống từ nhiều năm nay tại cảng Le Havre.
Trên một diện tíchrộng 14 ha, ông Hứa, một doanh nhân người Hoa 50 tuổi, đã đến sinh sống tại Pháp từ năm 13 tuổi, sẽđầu tư vào đây 20 triệu euro để cải tạo chúng thành một khu vực hiện đại nhằm trao đổi hàng hóaÁ-Âu.
Công trình bao gồm các khối văn phòng và phòng trưng bày, nơi sẽ giới thiệu tất cả sản phẩmvề công nghiệp xây dựng và trang trí nội ngoại thất xuất xứ từ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc vàsẽ tạo ra 700 công ăn việc làm mới cho người dân trong vùng trong vòng ba năm. Giai đoạn đầu tiêntriển khai dự án là hoàn thành công trình 40.000 m2 nhà kho chứa hàng vào giữa năm2013.
Nguồn Pháp luật TPHCM