Thứ Sáu | 10/06/2016 10:25

Đây là lý do không thể nói Trung Quốc là "một" nền kinh tế

Do tính chất đa dạng và khác biệt giữa các vùng kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc mang một giá trị phức hợp.

Công nghiệp hóa của Trung Quốc từ cuối những năm 1970 đã có bước tiến dài. Nhưng với việc mức lương không còn rẻ và lực lượng lao động giảm sút, nước này phải tìm ra một con đường khác: nâng cấp hoặc cam chịu mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình - bài học mà nhiều nước khác ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á đã trải qua trước khi trở thành nước giàu.

Đây là thách thức mà nhiều khu vực ở Trung Quốc đang gặp phải. Dưới đây là những khu vực kinh tế đang tái định hình nền kinh tế lớn ngang một lục địa này.

Khu vực kinh tế lớn nhất

Bạn có lẽ đang mang bên mình một vài món đồ được sản xuất tại Quảng Đông, có thể là sản phẩm Apple hoặc quần jeans Levi's. Tỉnh miền nam này của Trung Quốc đang là công xưởng của thế giới.

Day la ly do khong the noi Trung Quoc la
 

Năng lực sản xuất phi thường và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền đã giúp thu nhập tại một số khu vực của tỉnh Quảng Đông - như thành phố công nghệ cao Thâm Quyến - tiến gần tới mức thu nhập của Mỹ.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều vùng sản xuất giá rẻ đã khiến các nhà máy di chuyển địa điểm vào sâu trong đất liền hoặc là đến quốc gia khác. Thách thức mà tỉnh Quảng Đông đang phải đối mặt hiện nay là phải nâng cấp và dẫn đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Trung Quốc.

Khu vực tăng trưởng nhanh nhất

Trong nhiều năm, Trùng Khánh đã thay da đổi thịt với những định hướng tập trung vào phát triển.

Day la ly do khong the noi Trung Quoc la
 

Năm 2013, sau khi ông Bạc Hy Lai bị bắt vì tội tham nhũng, tương lai Trùng Khánh trở nên u tối. Nhưng ngày nay, Trùng Khánh lại ngẩng cao đầu là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất do chi phí sản xuất thấp hơn đã và đang thu hút ngày một nhiều các nhà máy.

Nhà sản xuất xe hơi và xe máy cho các công ty như Ford đang trở thành người chơi tích cực trong ngành robot. Trùng Khánh cũng sử dụng mạng lưới đường sông và đường sắt để phát triển mối liên kết đến các vùng kinh tế còn kém phát triển ở phía Tây và châu Âu.

Khu vực tụt hậu

Sơn Tây sở hữu khoảng 1/3 sản lượng than đá của Trung Quốc và một số công ty than đá tư nhân cũng như quốc doanh lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên khi ngành khai thác than đã không còn mạnh như trước khiến Sơn Tây rơi vào nhóm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất cả nước.

Day la ly do khong the noi Trung Quoc la
 

Tuy Sơn Tây đã nỗ lực tìm kiếm những động lực phát triển mới như sản xuất công nghệ cao hay du lịch (bao gồm cả điều chế rượu và nấu rượu trắng – thức uống có cồn được ưa chuộng nhất Trung Quốc), song kết quả vẫn chưa mấy khả quan.

Cũng giống như nhiều tỉnh thành ở phía Bắc, thách thức của Sơn Tây là sản lượng hàng hóa dư thừa và thất nghiệp tăng mạnh.

Câu lạc bộ nghìn tỷ USD

Sơn Đông - quê hương của bia Thanh Đảo và nhà sản xuất thiết bị điện lạnh Haier - là tỉnh thành vừa đạt được mốc 1.000 tỷ USD doanh thu hàng năm, trở thành thành viên thứ 3 của câu lạc bộ này sau Quảng Đông và Giang Tô.

Day la ly do khong the noi Trung Quoc la
 

Nền kinh tế của Sơn Đông khá cân bằng với nông nghiệp, thủy sản, dầu thô và ngành sản xuất chế tạo đang bùng nổ.

Tuy nhiên, do sự xuất hiện của nhiều vùng sản xuất chi phí thấp hơn đã thúc đẩy các nhà máy di chuyển vào trong đất liền hoặc đến các nước khác. Nguồn lực sáng tạo và làm thương hiệu từ trước đến nay đều không phải là thế mạnh của Trung Quốc nhưng sẽ là chìa khóa bước đến tương lai nền kinh tế tỉnh Sơn Đông.

Tương lai của Trung Quốc

Thách thức đặt ra cho 4 khu vực kinh tế khác nhau đại diện cho 4 dạng áp lực chính cho Trung Quốc. Tương lai của những vùng này cũng chính là tương lai của Trung Quốc thế kỷ 21. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành nạn nhân lớn nhất của bẫy thu nhập trung bình hay sẽ vượt qua thành công để trở thành quốc gia thu nhập cao?

Nhật Trường

Nguồn Bloomberg