Danh sách các nền kinh tế nghìn tỷ USD tới 2017
Năm 2010 đánh dấu Trung Quốc vượt lên Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới sau Mỹ tính theo GDP.
Tới năm 2011, các vị trí dẫn đầu của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản không thay đổi. Tuy nhiên, Nga thay thế Ấn Độ lọt vào top 10 nước có GDP lớn nhất thế giới với 1,9 nghìn tỷ USD. Trong khi, 1 nước mới nổi khác, Brazil vượt lên Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới.
3. Năm 2012
Năm 2012, dự kiến Anh lấy lại vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Trước bối cảnh kinh tế bất ổn và khủng hoảng châu Âu lan rộng, GDP top 10 nước tăng trưởng khá chậm, thậm chí nền kinh tế thứ 5 thế giới Pháp dự kiến giảm xuống 2,7 nghìn tỷ USD từ 2,8 nghìn tỷ USD năm ngoái. Trong khi nước đứng thứ 8 Italia giảm GDP từ 2,2 nghìn tỷ USD xuống 2,1 nghìn tỷ USD.
Tới năm 2013, GDP Italia dự kiến không tăng, khiến Nga vượt nước này trở thành nền kinh tế thứ 8 khu vực với 2,3 nghìn tỷ USD. Ấn Độ quay trở lại danh sách, thay thế vị trí thứ 10 của Canada.
Năm 2014, dự kiến Italia tiếp tục không tăng trưởng và mất vị trí top 9 của mình vào tay Ấn Độ.
Năm 2015, dự kiến khủng hoảng đã yếu đi, các nước đều chứng kiến tăng trưởng GDP cao hơn giai đoạn trước với 3 nước dẫn đầu Mỹ, Trung Quốc, Nhật lần lượt tăng lên 17,8 nghìn tỷ USD, 10,6 nghìn tỷ USD, 6,4 nghìn tỷ USD từ lần lượt 16,9 nghìn tỷ USD, 9,6 nghìn tỷ USD và 6,2 nghìn tỷ USD năm 2014. Italia bắt đầu tăng trưởng trở lại, đưa kích cỡ kinh tế nước này trở lại 2,2 tỷ USD năm 2011.
Năm 2016 dự kiến danh sách không thay đổi.
Năm 2017, dự kiến Brazil tiếp tục vượt Pháp, chiếm ngôi vị nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với 3,3 tỷ USD. Mỹ vẫn giữ ngôi vị kinh tế số 1 thế giới với 19,7 nghìn tỷ USD, cao hơn tổng cộng GDP 2 nước tiếp sau là Trung Quốc cộng lại. Dự kiến, GDP Trung Quốc là 12,7 nghìn tỷ USD, và Nhật Bản là 6,7 nghìn tỷ USD.
Nguồn CNN/ DVT