Đánh giá tín nhiệm của S&P và Moody's có đáng tin?
S&P cũng cho rằng Amazon tiếp tục thống lĩnh lĩnh vực bán lẻ trực tuyến và có thể đạt được mức tăng trưởng hàng năm lên đến 30%/năm trong vài năm tới.
Cùng ngày S&P thông báo mức độ tín nhiệm, Moody's xếp Amazon vào loại gần với "rác", mức Baa1, tương đương với mức BBB+ (kém 4 bậc so với mức AA- theo đánh giá của S&P).
Theo Moody's thì họ tương đối bi quan về khả năng sinh lợi của Amazon khi gần đây công ty này có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất trong 6 năm qua. Tỷ suất thấp là do Amazon phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành. Đồng thời công ty phải tăng mức đầu tư vào việc sản xuất thiết bị phần cứng cũng như cung cấp thêm các dịch vụ trực tuyến.
Câu hỏi đặt ra là vậy hãng tín nhiệm nào sẽ đúng? Diễn biến của thị trường hiện cho thấy cả 2 đều không đúng khi lợi suất trái phiếu 10 năm của Amazon hiện tại là 2,64% so với mức chào bán là 2,5%. Trong khi đó nếu nếu trái phiếu của Amazon là AA- thì sẽ có mức lợi suất là 2,3% còn trong trường hợp là BBB+ thì sẽ là mức 3%. Có nghĩa là trái phiếu của Amazon sẽ nằm đâu đó giữa 2 mức định hạng tín nhiệm của S&P và Moody's.
Trên thực tế, việc xếp hạng tín nhiệm khác nhau là do cách thức xếp hạng của S&P và Moody's. Đối với S&P, cơ sở xếp hạng chính là khả năng phá sản. Những yếu tố khác như thời gian đối tượng được xếp hạng (công ty, ngân hàng hoặc quốc gia) tiếp tục trong tình trạng phá sản hay cách thức tình trạng phá sản được giải quyết không được S&P sử dụng là cơ sở xếp hạng.
Quan trọng nhất, S&P không quan tâm tới giá trị phục hồi - là lượng tiền mà các nhà đầu tư nhận được sau khi đối tượng được xếp hạng bị phá sản.
Moody's, thì ngược lại, không quan tâm đến xác suất bị phá sản mà dựa vào mức lỗ dự kiến để xếp hạng. Xác suất phá sản chỉ là một phần trong tổng lỗ dự kiến, song sau đó Moody's còn phải chú ý tới cả những hậu quả và tác động nếu và khi đối tượng được xếp hạng phá sản.
Mặc dù vậy, cả S&P và Moody's cũng có một điểm chung, đó là cả hai cơ quan xếp hạng đều không bao giờ khuyên các nhà đầu tư nên theo thuyết bất khả tri trong trường hợp phải lựa chọn hai quốc gia có cũng xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó, họ cũng rất thận trọng khi đưa ra quyết định xếp hạng tín dụng.
Thông thường cả hai thường đưa ra cảnh báo trước một vài ngày hoặc vài tuần trước khi quyết định hạ xếp hạng. Cách làm này giúp họ không mắc sai lầm lớn, đồng thời giúp các quốc gia có cơ hội để ngăn chặn bị hạ xếp hạng.
Chính sự khác biệt và độc lập giữa các hãng định hạng tín nhiệm giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn khi ra quyết định đầu tư của mình.
Nguồn Vfpress