Đằng sau sự thần kỳ của thị trường lao động Đức
Những thay đổi trong chính sách lao động không những giúp nhiều thành phố, thị trấn nước Đức có đủ việc làm cho người lao động, mà còn trở thành một hình mẫu đáng học hỏi với nhiều quốc gia châu Âu khác đang vật lộn với tình trạng thất nghiệp.
Mặc dù có tỷ lệ thất nghiệp thấp, song chính phủ Đức lại phải đối mặt với vấn đề khá nan giải, đó là quy mô dân số ngày một thu hẹp vì tỷ lệ sinh thấp. Điều đó dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động ở một số khu vực, điển hình như Ingolstadt.
Thành phố Ingolstadt, với dân số 128.000 người, có lẽ là ví dụ điển hình nhất về sự trái ngược trên thị trường việc làm nước Đức kể từ khi chính phủ nước này cho thay đổi các quy định lao động vào năm 2005.
Tại Ingolstadt, những người chủ lao động phải vật lộn để tìm kiếm đủ nguồn nhân lực, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, do không đủ chi phí để trả cho những người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở Ingolstadt và các khu vực lân cận là 2,2%, thấp nhất trong cả nước. Trong khi đó, ở thị trấn Eichstatt cách đó không xa, tỷ lệ thất nghiệp thậm chí còn ở mức không tưởng 1,3%.
Mặc dù tình trạng thiếu hụt lao động là khả phổ biến ở một số khu vực, song ở Đức hầu như không thu hút những người lao động từ các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao như ở Tây Ban Nha, Hy Lạp hay Italia. Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan lao động liên bang tại Ingolstadt, ông Rolf Zollner nhận định nhiều khả năng trong thời gian tới Đức sẽ phải mở cửa cho những người lao động từ Nam Âu, nếu các tình trạng khủng hoảng ở châu Âu vẫn tái diễn.
"Nếu không, sự thiếu hụt trong thị trường lao động của Đức chắc chắn sẽ gây kìm hãm tăng trưởng. Tôi không thể mua một cái máy mới khi không có người vận hành nó", nhà phụ trách tuyển dụng và đào tạo nhân sự ở Schabmuller, ông Christian Stohr, nhận định
Tuy nhiên, trái ngược với tình trạng thiếu hụt lao động, có một sự thật là ở Đức việc làm không phải lúc nào cũng kèm theo sự thịnh vượng. Như nhiều người có thu nhập thấp tại Đức cho biết, khoảng cách thu nhập trên toàn đất nước đang ngày càng mở rộng và rõ nét hơn. Bên cạnh đó, không phải mọi công việc ở Đức đều được đảm bảo và những mô hình kiểu mẫu như ở Ingolstadt không phải nơi nào cũng áp dụng được.
Rõ ràng, những thay đổi trong chính sách lao động đã mang lại điều thần kỳ cho thị trường việc làm Đức, song để có được nó, người dân Đức cũng buộc phải đánh đổi những lợi ích xã hội mà bấy lâu họ vẫn trân trọng.
|
Kết quả là, trong suốt một thập kỷ qua, chi phí lao động ở Đức gần như dậm chân tại chỗ. Tiền công lao động không tăng giúp các doanh nghiệp Đức tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời ngăn chặn chảy máu hoạt động sản xuất sang các quốc gia Đông Âu hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên, đó cũng là căn nguyên dẫn tới sự mở rộng trong khoảng cách giàu nghèo ở Đức.
Theo các nhà phân tích, mặc dù là nền kinh tế lớn nhất khu vực, song Đức không hoàn toàn miễn dịch với cơn bão kinh tế đang hoành hành ở châu Âu. Theo dữ liệu công bố hôm 24/9 của viện Ifo, chỉ số môi trường kinh doanh (BCI), được dùng để đánh giá mức độ tự tni đối với môi trường đầu tư của các doanh nghiệp, của Đức trong tháng 9 tiếp tục giảm tháng thứ 5 liên tiếp. Rõ ràng các nhà quản lý Đức đang lo ngại rằng khủng hoảng eurozone đang thu hẹp doanh số bán hàng của họ tại châu Âu.
Khi nền kinh tế Đức chậm lại và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả chính là những người lao động tạm thời. Theo như những điều chỉnh trong năm 2005 đối với thị trường lao động, chính phủ Đức đã cho phép các công ty linh hoạt hơn trong sử dụng nguồn nhân lực do các công ty nhân sự cung cấp.
Không giống như những lao động toàn thời gian, được bảo vệ bởi luật chống sa thải và có thể đàm phán với các chủ lao động về các khoản bồi thường hợp đồng, những công nhân tạm thời dễ dàng bị sa thải ngay lập tức bởi người sử dụng lao động.
Người đứng đầu Cơ quan lao động liên bang tại Ingolstadt, ông Rolf Zollner cho biết: "Việc làm tạm thời đang bùng nổ ở Đức, nhưng lại ẩn chứa rủi ro cao".
Nguồn CNBC/Khampha