Thứ Sáu | 28/12/2012 11:40

Đằng sau sự sụp đổ của đồng yên

Yên đột ngột quay đầu giảm liên tiếp không chỉ do cựu thủ tướng Shinzo Abe trở lại nắm quyền và chủ trương nới lỏng tiền tệ.
Những ngày gần đây, yên giảm liên tiếp, xuống thấp nhất 28 tháng so với USD và thấp nhất 16 tháng so với euro. Việc một trong những đồng tiền mạnh nhất thế giới biến động đột ngột sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nhà sản xuất hay cạnh tranh với doanh nghiệp giao dịch bằng yên.

Biến động của đồng yên.
Biến động của đồng yên.

Có rất nhiều lý do đằng sau sự lao dốc của đồng yên. Lý do thứ nhất, ông Shinzo Abe sau khi tái đắc của thủ tướng Nhật Bản và cam kết buộc ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo.

Ngoài ra, tình hình thương mại của Nhật Bản cũng đang có chiều hướng xấu đi. Trước kia Nhật Bản thường ghi nhận thặng dư thương mại thì hiện giờ liên tiếp thâm hụt.

Trong khi đó, kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi đáng kể. Tuy không liên quan trực tiếp đến yên, nhưng việc kinh tế Mỹ mạnh lên sẽ kéo USD mạnh lên so với yên. Hơn nữa, thị trườn cũng tin tưởng rằng, Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ ngừng chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối 2014 và bắt đầu theo đuổi chính sách thắt chặt. Điều này sẽ có lợi cho USD.

Một lý do nữa, khủng hoảng nợ khu vực đồng euro (eurozone) có triển vọng kết thúc, khi đó, yên Nhật không còn được coi là tài sản an toàn và khiến đồng tiền này mất giá.

Về mặt chính trị, ông Abe sau khi lên nắm chính quyền có thể sẽ thực thi chính sách đối ngoại cứng rắn hơn với Trung Quốc. Chuyên gia ngưới Australia dự đoán, nếu xung đột xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nhật Bản sẽ phải in thêm nhiều tiền hơn để phục vụ cuộc chiến. Khi một lượng lớn tiền bơm vào hệ thống, yên sẽ giảm giá sâu hơn nữa.

Nguồn BI/Khampha


Sự kiện