Thứ Hai | 24/12/2012 15:10

Đằng sau sự độc lập của các ngân hàng trung ương

Theo các chuyên gia, mục đích thực sự đằng sau sự độc lập của các ngân hàng trung ương là nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Khái niệm về sự độc lập của ngân hàng trung ương bắt đầu manh nha kể từ năm 1913, thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thành lập. Khái niệm này chỉ thực sự xuất hiện sau sự sụp đổ của Hệ thống tỉ giá trao đổi cố định Bretton Woods vào năm 1971. Hệ thống này được các nền kinh tế hàng đầu thế giới thành lập năm 1944, trong đó những người nắm giữ USD có thể mua lại từ chính phủ để đổi lấy vàng.

Mục đích thực sự của việc bảo vệ chính sách tiền tệ khỏi sự can thiệp chính trị cũng như từ áp lực bầu cử là nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, dù phải đánh đổi bằng chi phí lạm phát trong dài hạn. Bên cạnh đó, việc duy trì sự độc lập đối với các cơ quan tài chính là điều đặc biệt quan trọng bởi nó biện pháp giúp bảo vệ ngân hàng trung ương khỏi việc tiền tệ hóa nợ công.

w
Mục đích thực sự của việc bảo vệ chính sách tiền tệ khỏi sự can thiệp chính trị
cũng như từ áp lực bầu cử là nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Ngoài ra, việc chính phủ đưa ra cam kết đáng đảm bảo sự độc lập của ngân hàng trung ương sẽ góp phần làm nhẹ bớt hậu quả của các biện pháp giảm lạm phát, nguyên nhân là do ngân hàng trung ương sẽ không cần phải tăng lãi suất quá nhiều.

Thông thường, các ngân hàng trung ương sẽ có hai hình thức độc lập, đó là: Độc lập về "mục tiêu" và độc lập về "hoạt động".

Hình thức độc lập về "mục tiêu" có nghĩa ngân hàng trung ương có quyền thiết lập các mục tiêu cho chính sách tiền tệ, như bình ổn giá song hành với mục tiêu lạm phát. Ví dụ điển hình cho điều này chính là Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), trong đó sự độc lập về mục tiêu của ngân hàng này đã được quy định rõ trong hiệp ước.

Đối với hình thức độc lập về "hoạt động", có thể coi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) là ví dụ rõ nét nhất. Mục tiêu tiền tệ của BoE sẽ do bộ trưởng tài chính đưa ra. Chính phủ cũng có thể gây áp lực với ngân hàng thông qua một số sắc lệnh.

a Các chính trị gia bảo thủ đang mất kiên nhẫn và kêu gọi phá bỏ sự độc lập của các ngân hàng trung ương.
Với những cố gắng nhằm duy trì sự độc lập của mình, các ngân hàng trung ương đã thành công trong việc ngăn chặn lạm phát, song lại không thể ngăn chặn cũng như phòng ngừa được các bất ổn tài chính. Bên cạnh đó, việc liên tục tung ra các chính sách tài chính nhằm kích thích nền kinh tế, điển hình là các gói nới lỏng định lượng trị giá hàng tỷ USD, song không thực sự mang lại hiệu quả đang khiến các chính trị gia bảo thủ mất kiên nhẫn và kêu gọi phá bỏ sự độc lập của các ngân hàng trung ương.

Một ví dụ điển hình là hôm 23/12 vừa qua, chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) Shinzo Abe, người chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản trong thời gian tới, đã tuyên bố sẽ cân nhắc sửa đổi Luật ngân hàng nếu Ngân hàng trung ương nước này (BOJ) không thông qua mục tiêu lạm phát 2%. Tuyên bố trên của ông Abe được cho là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất từ trước đến này dành cho BOJ sau hàng loạt các biện pháp nhằm kích thích kinh tế song không đạt hiệu quả mà ngân hàng này đưa ra.

"Nếu các nhà hoạch định chính sách của BOJ quyết định không đưa ra mục tiêu lạm phát như một biện pháp để giúp giải quyết tình trạng giảm phát triền miên, chúng tôi sẽ sửa đổi Luật Ngân hàng Nhật Bản và đặt ra mục tiêu lạm phát bằng cách ký một thỏa thuận với BOJ", ông Abe tuyên bố.

Cựu thành viên hội đồng quản trị của BOJ, ông Nobuyuki Nakahara, từng nhận định: "Ở Nhật Bản có 2 chính phủ: Một là chính phủ trung ương, chính phủ còn lại chính là Ngân hàng trung ương, dù không có tính hợp pháp dân chủ".

Tuy nhiên, nếu không thực hiện theo mục tiêu lạm phát của chính quyền mới hiện đang mất kiên nhẫn với những chính sách kích thích kém hiệu quả, sự độc lập của BOJ có thể sẽ bị tước bỏ vĩnh viễn.

Nguồn FT/Khampha


Sự kiện