Thứ Sáu | 29/11/2013 20:26

Đằng sau làn sóng biểu tình Thái Lan (phần 2): Mâu thuẫn trong phe đối lập

Hôm thứ năm 28/11 Đảng Dân chủ tuyên bố sẽ tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ hiện đang diễn ra ở Thái Lan.

Cùng mục tiêu nhưng vẫnbất đồng

Hôm thứ năm 28/11 Đảng Dân chủ tuyên bố sẽ tham gia vào cáccuộc biểu tình vốn đã nổ ra ở Thái Lan từ đầu tuần. Các nghị sĩ Dân chủ sẽ xuốngđường và tổ chức thêm các chiến dịch song song với đó.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ hiện nay do ông Suthep vàcác lãnh đạo các tổ chức khác chỉ huy. Ông Suthep là cựu nghị sĩ Dân chủ nhưnghiện đã từ chức và ly khai. Khẩu hiệu chung của biểu tình là chống chính phủ “chếđộ Thaksin” của đảng Vì Nước Thái và muốn quét sạch họ.

Các nghị sĩ đảng cầm quyền Vì Nước Thái chiếm 265 ghế trongquốc hội. Số các nghị sĩ liên minh với họ cho phép đạt mức xấp xỉ 300 ghế, nhưđã thể hiện trong đợt bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng Yingluck mới đây (297 trên435 phiếu).

Số ghế còn lại có thể coi là của phe đối lập ở Thái Lan.Nhưng bản thân phe đối lập cũng không thống nhất về mục tiêu hay chiến thuậtchính trị, cụ thể là giữa các nghị sĩ trên chính trường và những người biểutình chống chính phủ trên phố hiện nay.

Ông Suthep trong Bộ Tài chính tối hôm thứ ba kêu gọi người biểu tình chiếm các cơ quan nhà nước.
Ông Suthep trong Bộ Tài chính tối hôm thứ ba kêu gọi người biểu tình chiếm các cơ quan nhà nước.

Tối hôm thứ năm 28/11, lãnh đạo Phong trào Dân sự vì Dân chủCMD, ông Suthep Thaugsubun đã phản ứng công khai với nghị sĩ Dân chủ, cựu bộtrưởng Tài chính Korn Chatikavanij.

Ông Suthep, người đã từ bỏ ghế nghị sĩ quốc hội để lãnh đạocuộc biểu tình, nói ông Korn đã thể hiện sự bất an và bất đồng công khai vớichiến lược chiếm đóng Bộ Tài chính cùng nhiều cơ quan khác của CMD.

“Ông Korn có quyền bất đồng với hành động của chúng ta, vàchúng ta cũng có quyền tự quyết định,” ông Suthep nói với đám đông.

“Người biểu tình không nợ ông Korn điều gì và ông Korn cũngchưa làm ơn gì cho chúng ta. Ông Korn không phải là người lãnh đạo biểu tìnhnên chúng ta tự quyết định.”

“Tôi cảm thấy may là đã không chọn ông Korn làm người cùnglãnh đạo,” ông Suthep nói.

Ông cũng cảnh báo ông Korn không được phê phán tiếp phongtrào CMD nếu không sẽ “gặp rắc rối trong đời.”

Mục tiêu chính trị của ông Suthep cho đợt biểu tình lần nàylà quét sạch “chế độ Thaksin”, tương đồng với những điều các nghị sĩ đối lậptuyên bố. Tuy nhiên họ có vẻ không đồng quan điểm về chiến thuật.

Những gương mặt của haiphe đối lập nhau

Nổi bật lên giữa làn sóng người biểu tình ở Bangkok là gươngmặt ông Suthep, lãnh đạo Phong trào Dân sự vì Dân chủ CMD, cựu phó thủ tướngThái Lan trước đây. Ông hiện nay đã từ chức nghị sĩ để tiến hành tổ chức biểutình phản đối chính phủ của bà Yingluck Shinawatra. Sau lời kêu gọi của ôngphát đi từ trụ sở Bộ Tài chính bị chiếm, các cuộc biểu tình chống chính phủ đãlan ra nhiều tỉnh thành cả Thái Lan để vây các trụ sở tỉnh và thành phố.

Người biểu tình đưa hoa và còi cho cảnh sát
Người biểu tình đưa hoa và còi cho cảnh sát

Thời kỳ 2010, khi các cuộc biểu tình của phe áo đỏ chiếmtrung tâm Thái Lan, đụng độ giữa lực lượng chính phủ, lúc đó có ông Suthep làthành viên, với người biểu tình đã dẫn tới hơn 80 người chết và hơn 1.300 ngườibị thương. Thảm kịch chính trị đó để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Thái Lan.

Trong đợt biểu tình hiện tại ở Bangkok, vẫn chưa có người bịthương. Điều này một phần do chính phủ của bà Yingluck Shinawatra đã nhất quyếtkhông dùng bạo lực để giải tán người biểu tình, ngay cả khi họ bao vây hơn 10 bộchính phủ và chiếm đóng một số cơ quan nhà nước. Một phần nữa là lực lượng áo đỏủng hộ chính phủ đã đóng tại địa điểm khác và hạn chế di chuyển tránh xung độtvới người biểu tình.

Ở các tỉnh đã có báo cáo một vài người bị thương nhẹ do xôxát giữa phe áo đỏ và người biểu tình chống chính phủ trong ngày thứ sáu 29/11.

Phản ứng kiềm chế của chính phủ của bà Yingluck Shinawatra tớinay đã giữ cho máu đổ ở mức tối thiểu . Vấn đề là cá nhân bà bị phe đối lập coilà trung gian để anh trai Thaksin Shinawatra can thiệp vào chính trị Thái Lan mặcdù vẫn đang sống lưu vong ở nước ngoài.Bà Yingluck từ trước đến nay vẫn duy trì quan điểm bà là người độc lập.

Thủ tướng Yingluck Shinawatra vừa vượt qua đợt bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Quốc hội
Thủ tướng Yingluck Shinawatra vừa vượt qua đợt bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Quốc hội

Giống như cựu thủ tướng Thaksin, bà Yingluck đang bị cáo buộctham nhũng và bị ủy ban quốc hội điều tra. Hôm thứ năm 28/11 bà đã thắng trongbỏ phiếu tín nhiệm ở nghị viện với 297 trên 435 phiếu.

Nguồn Dân Việt/ Bangkok Post


Sự kiện