Đằng sau làn sóng biểu tình Thái Lan
Để hiểu được môi trường chính trị sóng gió của Thái Lan ta sẽbắt đầu với một cái tên: Thaksin Shinawatra
Cựu thủ tướng Thái này đã chi phối đấu trường chính trị quốcgia này trong hơn một thập kỷ qua ngay cả khi đã phải lưu vong ở nước ngoài saukhi bị lật đổ năm 2006.
Trở lại thời điểm năm 2010, các xung đột chết người diễn ra giữa các lựclượng an ninh và người ủng hộ Thaksin đang chiếm giữ khu vực trung tâm Bangkok.Đòi hỏi của họ là ông được trở lại.
Hiện nay em gái ông đang nắm quyền và mới đây thôi đệ trìnhquốc hội thông qua dự luật ân xá có khả năng cho phép Thaksin trở về. Dự luậtđó thất bại và trở thành dầu đổ vào lửa khiến các cuộc biểu tình rung chuyển thủđô Bangkok.
Đây là tóm tắt điều bạn cần biết để hiểu chuyện này.
Thaksin là ai?
Ông là một nhân vật gây đối lập ý kiến ghê gớm: Một tỉ phú trùmtruyền thông xây dựng nền tảng sức mạnhchính trị của mình trên những chính sách rất được lòng dân ở vùng nông thônThái Lan. Thành công của ông đã làm rất nhiều nhân vật giới thượng lưu bực bội,và phe đối lập cáo buộc ông với tội tham nhũng và chuyên chế. Là thủ tướng từ2001 đến 2006, ông bị lật đổ sau một cuộc đảo chính quân sự không thương vong.
Điều gì đã xảy ra hồi năm 2010?
Việc lật đổ Thaksin đã thúc đẩy phong trào biểu tình pháttriển qua nhiều năm thành các cuộc tuần hành và tụ tập chính trị “áo đỏ” đã chiếmgiữ khu vực cao cấp của Bangkok hồi 2010.
Đến lúc đó thì phong trào đã mở rộngra nhiều vấn đề khác, gồm có oán giận vai trò của quân đội trong chính trị và bấtbình đẳng kinh tế. Việc lực lượng an ninh đàn áp phe áo đỏ đã dẫn tới các xungđột để lại 90 người chết. Sự việc được mô tả là bạo lực dân sự tồi tệ nhất trong lịchsử Thái Lan và nước này vẫn còn nhức nhối vì trải nghiệm đó.
Liệu các cuộc biểu tình lần này có thể dẫn tới chuyện lặp lạiđó không?
Tình hình lần này khác hẳn. Những người biểu tình là đối thủ của Thaksin chứ không phảingười ủng hộ ông. Em gái Yingluck Shinawatra hiện đang là thủ tướng Thái Lan. Chính phủcủa bà đang chịu áp lực từ sự giận dữ chung về nỗ lực thất bại trong việc đệtrình thông qua dự thảo luật có thể dẫn tới ân xá cho Thaksin và những ngườikhác.
Mặc dù công chúng không còn quan tâm và bỏ qua vấn đề ân xá,phe đối lập Đảng Dân chủ đang cố dùng chủ đề đó để lật đổ chính phủ của bàYingluck, theo ông Paul Quaglia, giám đốc hãng đánh giá rủi ro ở Bangkok PQAAssociates.
“Chính phủ có lẽ đang đối diện với đồng hồ đếm ngược cho tớilúc họ phải giải tán và tiến hành tuyển cử,” Quaglia nói. “Nhưng nó trông khônggiống như một sự lặp lại vụ việc 2010 trên phố và việc chiếm đóng kéo dài ởtrung tâm Bangkok.”
Ông Thaksin đang làm gì?
Ông hiện đang sống lưu vong ở một vài nơi, mới đâynhất là Dubai, nhưng vẫn đóng vai trò chủ động trong chính trường Thái Lan.
Năm 2008 ông đã có một chuyến thăm ngắn ngủi tại Thái Lan. Sau đó vào cuối năm năm, ông đã bịmột tòa án Thái Lan buộc tội tham nhũng và tuyên án vắng mặt hai năm tù giam vềmột vụ mua bán đất gây tranh cãi. Tòa áncũng đã đóng băng khối tài sản hàng tỉ USD nhưng người ta tin rằng ông vẫn cònrất nhiều tiền để ở nơi khác.
Những năm qua Thaksin vẫn có quan hệ mật thiết với chính trịThái Lan, liên lạc với người ủng hộ bằng truyền thông xã hội và video liên lạc.Với em gái nắm quyền từ 2011, ảnh hưởng của ông vẫn còn khá mạnh mẽ. Phe đối lập cho rằng, bà Yingluck là con rối dưới quyền điều khiển của Thaksin mặc dù bà vẫn luôn luônnhấn mạnh sự độc lập của mình.
Điều gì đã xảy ra trong tuần này?
Sau nhiều tuần biểu tình, hàng ngàn người đã tập trung quanhcác tòa nhà chính phủ ở trung tâm Bangkok, chiếm đóng tạm thời các văn phòngđó. Bà Yingluck đã tuyên bố áp đặt lệnh An ninh Nội địa lên khu vực Bangkok vàcác vùng phụ cận để cho phép cảnh sát có nhiều quyền hơn trong việc giải tánngười biểu tình. Trước quốc hội Thủ tướng đang đối mặt với thảo luận về biểuquyết bất tín nhiệm. Trong lúc đó, cảnh sát đã phát lệnh truy nã người lãnh đạobiểu tình Suthep Thaugsuban.
Phần lớn thủ đô Bangkok vẫn hoạt động bình thường giữa cáccuộc biểu tình đó.
Ảnh hưởng tới cả khu vực ra sao?
Các cuộc biểu tình đang làm sa sút sự ổn định của Thái Lan, mộtnền kinh tế khu vực quan trọng và là điểm đến du lịch được yêu thích. Các cuộc biểu tình diễnra tập trung ở Bangkok, một điểm trung chuyển giao thông sống còn, đặc biệt trong ngành hàng không. Ít nhất 23 quốc gia đã thông báo cảnh báo du lịch đối vớicông dân, khuyên họ tránh các khu vực gần những địa điểm biểu tình ở Bangkok.
Người biểu tình muốn gì?
Suthep Thaugsuban là một cựu phó thủ tướng của chính phủ Dânchủ nhiệm kỳ trước. Ông nói các cuộc biểu tình “sẽ không dừng lại cho tớikhi chế độ Thaksin bị quét sạch”. Mục tiêu đó xem có vẻ quá tham vọng. Chính phủcủa bà Yingluck được bầu cử dân chủ và đảng Vì Nước Thái của bà có được ủng hộcủa các khu vực cốt lõi. Đợt biểu tình lần này giống hồi năm 2008 khi người biểu tình chống lạichính phủ thân Thaksin và đã chiếm giữcác văn phòng chính phủ và sân bay chính của Bangkok.
Nguồn ủng hộ của người biểu tình đến từ đâu?
Phe đối lập Thaksin và Yingluck tập trung đông nhất ở nhómdân thượng lưu thành phố và tầng lớp trung lưu. Nghĩa là đến từ thủ đô.
“Bangkok là điểm phát nổ của phong trào biểu tình chốngThaksin,” Quaglia nói. “Phần còn lại của đất nước, trừ khu vực miền nam TháiLan, hoặc là ủng hộ ông, hoặc là đứng giữa về chính trị”. Đó là lý do tại saocác cuộc biểu tình gần đây chỉ tập trung ở trên phố Bangkok.
Cội nguồn ủng hộ của chính phủ ở đâu?
Khu vực truyền thống ủng hộ Thaksin là các vùng nông thôn đôngđúc của miền bắc và đông bắc Thái Lan. Nỗ lực thất bại của chính phủ trong việcđệ trình luật ân xá có thể làm hại tới uy tín của họ ở khu vực này nhưng khôngquá nghiêm trọng.
“Dù với những hình ảnh hàng ngàn người trên phố, điều đó chưa chắcđã dẫn tới việc giải tán chính phủ - hoặc nếu có giải tán thì chưa chắc đảng cầmquyền sẽ thất bại trong bầu cử tới đây”, ông Quaglia cho biết.
Điều gì có thể xảy ra tiếp theo?
Câu hỏi vẫn còn đặ ra về khả năng của chính phủ trong việcduy trì trật tự ở thủ đô và vượt qua được áp lực chính trị nặng nề trong Quốc hội.Một số nhà quan sát đang lo là người ủnghộ chính phủ, lên tới hàng vạn người tập hợp ở Bangkok hôm chủ nhật, có thể sẽva chạm với người biểu tình phản đối.
Bà Yingluck nói chính phủ “tuyệt đối không dùng bạo lực” đểgiải tán đám đông. Ngay cả khi thủ tướng vượt qua được đợt bỏ phiếu bất tín nhiệmthì tình hình cũng khó có thể dịu xuống ngay. “Chúng ta sẽ chứng kiến bất ổn chính trị ở đây còn khá lâu nữa,”ông Quaglia nói.
Nguồn CNN/Dân Việt