Đằng sau động thái cải cách quân đội của Triều Tiên
Nguồn tin nhận định: "Trong quá khứ, chính quyền Triều Tiên chưa từng tạo được tiếng nói trong nền kinh tế. Nhưng giờ đây, khi quân đội nắm quyền kiểm soát kinh tế, mọi thứ sẽ thay đổi".
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng cho thành lập nhóm "cải cách kinh tế" ngay trong nội bộ Đảng Lao động cầm quyền để xem xét các chương trình cải cách nông nghiệp và kinh tế. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng bắt đầu học hỏi mô hình phát triển kinh tế của láng giềng, đồng thời là đồng minh lớn nhất - Trung Quốc.
Theo nguồn tin, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cũng đang thúc giục Triền Tiên làm nhiều hơn nữa để cải thiện nền kinh tế, do lo ngại rằng sự sụp đổ của chế độ phía Bắc bán đảo Triều Tiên sẽ tạo nên một làn sóng di cư khổng lồ vào Trung Quốc. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng đóng vai trò là bước đệm chiến lược với Trung Quốc, là tấm bình phong bảo vệ Bắc Kinh trước sự đe dọa của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc.
Hiện chưa có thông tin nào về người sẽ đứng đầu "văn phòng chính trị" và "nhóm cải cách kinh tế", song chắc chắn kinh tế Triều Tiên sẽ có những thay đổi lớn.
Theo nguồn tin, việc Triều Tiên sẽ có những thay đổi tích cực về chính trị và kinh tế là hoàn toàn có cơ sở, bởi khi so sánh, có thể thấy nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un có nhiều điểm khác biệt so với người cha của mình. Những hình ảnh mới đây của truyền thông Triều Tiên cho thấy Kim Jong-un tham quan hội chợ với thái độ vui vẻ, chuyện trò cùng người dân, vỗ tay hoan nghênh buổi hòa nhạc cuối tuần, những thứ ít khi được thể hiện ở cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Những thay đổi cả về chính trị và kinh tế trong thời gian qua có thể coi là những cải cách quan trọng của Triều Tiên trong nhiều thập kỷ qua. Trước đó, những nỗ lực nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường của Triều Tiên đều gặp thất bại, gần đây nhất là việc Bình Nhưỡng định giá lại tiền tệ gây ra sự phẫn nộ rộng khắp. Nhiều người tin rằng chính thất bại trong cải cách tiền tệ đã dẫn dến sự ra đi của cựu Phó Nguyên soái Ri Yong-ho.
Nguồn Khampha