Từ năm 1999 đến nay, chuỗi cửa hiệu cà phê Starbucks đã mở 3.400 cửa hiệu ở Trung Quốc
Dân Trung Quốc tẩy chay McDonald's, Starbucks
→Starbucks áp dụng chính sách phục vụ mới
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh cũng như quán cà phê Mỹ bao gồm McDonald's, Starbucks đang chứng kiến doanh số sụt giảm nhanh tại Trung Quốc, khi người tiêu dùng địa phương "tẩy chay" sản phẩm của họ do những căng thẳng thương mại gần đây.
Trong quý II/2018, doanh số bán hàng tại cửa hàng của Starbucks giảm 2%, so với mức tăng 7% một năm trước đó. Pizza Hut và KFC cũng đang sụt giảm doanh thu, khi khách hàng trẻ tuổi tại Trung Quốc quay sang dùng hàng nội địa.
KFC hiện là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất Trung Quốc với doanh thu hơn 6,6 tỷ USD. McDonald's đứng thứ hai với doanh thu khoảng 3 tỷ USD. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thời gian qua đã giúp các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nội địa phát triển.
Từ năm 1999 đến nay, chuỗi cửa hiệu cà phê Starbucks đã mở 3.400 cửa hiệu ở Trung Quốc. Hãng đạt mục tiêu từ nay đến năm 2022 mở mỗi năm 600 cửa hiệu tại Trung Quốc và tăng gấp ba lần doanh thu so với năm 2017.
Tuy nhiên, từ trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ, doanh thu của các chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh Mỹ tại Trung Quốc đã có chiều hướng chững lại và suy giảm. Một nguyên nhân quan trọng là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các chuỗi đồ ăn nhanh Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng Trung Quốc đang có xu hướng lựa chọn các thương hiệu trong nước ngày càng nhiều do sự nổi lên của một làn sóng dân tộc chủ nghĩa.
"Niềm tự hào dân tộc gia tăng là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu Trung Quốc. Năm 2017, các thương hiệu trong nước đóng góp khoảng 90% tăng trưởng doanh thu trên thị trường đồ ăn nhanh Trung Quốc", ông Jason Yu, Giám đốc nghiên cứu thuộc Kantar Worldpanel Greater China, phát biểu.
Trong khi đó, chiến tranh thương mại Trung-Mỹ càng khiến tư tưởng bài Mỹ của người tiêu dùng Trung Quốc gia tăng. Bởi vậy, những thương hiệu Mỹ nổi bật ở Trung Quốc như KFC dễ dàng bị người tiêu dùng Trung Quốc xa lánh một khi họ nổi giận với những chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump.
"Trong cuộc chiến thương mại này, Chính phủ Trung Quốc đến nay vẫn rất chừng mực. Họ chỉ trích chính sách của ông Trump chứ không phê phán các công ty Mỹ", ông Shaun nói. "Tuy nhiên, trong hai tuần qua, sự giận dữ của Trung Quốc đối với Mỹ đã tăng lên, bởi họ Trung Quốc không chỉ xem đây là một cuộc chiến thương mại nữa mà là một chiến lược kiềm chế - ông Trump muốn lấy đó làm cái cớ để kiềm chế sự đi lên của kinh tế Trung Quốc".
Năm 2017, 90% tăng trưởng doanh thu từ ngành dịch vụ ăn uống tại Trung Quốc là do các thương hiệu địa phương mang lại.