Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bị điều tra tài sản
NACC đưa ra quyết định này sau khi xảy ra vụ đảo chính quân sự hôm 22-5 lật đổ chính phủ dân cử của bà Yingluck. Bản thân bà Yingluck đã bị bãi chức thủ tướng trước đó theo một phán quyết của tòa án tối cao hồi đầu tháng 5, cáo buộc bà tội lạm dụng quyền lực khi phê chuẩn việc thuyên chuyển công tác một quan chức hàng đầu của chính phủ.
Các chính quyền quân sự lên cầm quyền nhờ đảo chính thường tố cáo các chính phủ mà họ lật đổ là tham nhũng, coi đó như một cách thức hạ uy tín các chính phủ này và biện minh cho hành vi đảo chính. Anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra cũng từng bị kết án (vắng mặt) 2 năm tù vì tội tham nhũng sau khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006.
Trước đây NACC đã từng cáo buộc bà Yingluck tội xao lãng trách nhiệm, không giám sát chặt chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân, và chương trình này có khả năng gây lãng phí và cơ hội cho tham nhũng. Với cáo buộc như vậy, lẽ ra bà Yingluck sẽ bị Thượng viện Thái Lan tiến hành “luận tội” và nếu bị kết án “có tội” bà có thể bị cấm hoạt động chính trị trong 5 năm, nhưng Thượng viện đã bị giải tán trước khi hành động.
Ủy ban NACC – cùng với tòa án hiến pháp – đã nhiều lần đưa ra những cáo buộc chống lại bà Yingluck và chính phủ dân cử của bà; cho nên những người ủng hộ bà hoài nghi những cơ quan độc lập này – được cho là đã bị “cài cắm” các quan chức chống Thaksin sau cuộc đảo chính 2006 – là một phần trong âm mưu truất phế bà Yingluck khỏi chức thủ tướng. Giới học giả và phân tích chính trị thì đặt vấn đề, liệu có hợp pháp không khi một cơ quan nhỏ và không do người dân bỏ phiếu bầu ra lại có quyền phán xét các chính sách của chính phủ?
>>>>> Đọc toàn bài tại đây