Một tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Nhật Bản. Ảnh: Getty Images.

 
Hải Miên Thứ Ba | 09/08/2022 16:18

Cuộc tranh giành khí đốt căng thẳng giữa châu Âu và châu Á

Thị trường khí đốt châu Á - Thái Bình Dương ngày càng căng thẳng sau khi nước Úc có khả năng cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Khi xu hướng bảo hộ năng lượng diễn ra trên toàn cầu, tuần trước, Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC) đã kêu gọi nước này cắt giảm xuất khẩu để có lợi cho tiêu dùng trong nước, trước dự kiến thiếu hụt hơn 13 triệu tấn khí đốt ​​vào năm tới. Dẫn đến nhiều tháng nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải đối mặt với sự cạnh tranh về nhiên liệu từ châu Âu, vốn đang tìm cách lấp nguồn cung thiếu hụt khí đốt vì cuộc chiến Nga-Ukraine.

 

Trong khi hầu hết giao dịch LNG cho nước ngoài được thực hiện thông qua các hợp đồng dài hạn, các nhà sản xuất LNG của Úc cũng bán LNG theo hợp đồng giao ngay. Các quốc gia không có khả năng thực hiện các hợp đồng dài hạn đầy tính cạnh tranh buộc phải mua chúng trên thị trường giao ngay. Và ACCC hiện đang tìm cách ngăn các nguồn cung LNG này chảy ra thị trường nước ngoài, để dành cho người tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, nhóm vận động hành lang khí đốt, Hiệp hội Khai thác & Sản xuất Dầu mỏ Úc đã trấn an thị trường, nói rằng bất chấp cảnh báo của ACCC, lượng khí đốt vẫn có dư trong năm tới và từ trên thực tế thì từ trước đến nay chưa bao giờ thiếu hụt. 

“Rõ ràng là ngành xuất khẩu đó giờ luôn có thặng dư khí đốt trong thị trường nội địa. Vì vậy, chúng tôi sẽ không từ bỏ xuất khẩu hay thị trường nội địa.” Giám đốc điều hành Damian Dwyer của Hiệp hội thăm dò và sản xuất dầu mỏ Úc, chia sẻ. 

 

Theo tiết lộ của các nhà giao dịch khí đốt, Nhật Bản và Hàn Quốc, nước nhập khẩu khí hoá lỏng (LNG) lớn thứ hai và thứ ba thế giới, đang ra sức xoay sở để đảm bảo nguồn cung cho những tháng mùa đông sắp tới và cả sau đó.

Những nước này lo ngại không thể cạnh tranh về giá vào cuối năm nay, khi nhu cầu khí đốt của châu Âu tăng mạnh. Các nước châu Á đang phát triển như Bangladesh và Pakistan đã phải từ bỏ việc mua LNG trên thị trường giao ngay, ông Sam Reynolds, nhà phân tích tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính, cho biết.

Vì thiếu khả năng thu mua số lượng lớn LNG, các nước này đã phải chịu cảnh thiếu hụt nhiên liệu và mất điện, đứng trên bờ vực sụp đổ kinh tế. Philippines, quốc gia mới tham gia thị trường nhập khẩu LNG, sẽ phải đối mặt với những điều kiện khó khăn khi cố gắng nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên của mình, ông nói thêm.

Mặc dù các quốc gia không có hợp đồng dài hạn như Philippines có thể bị thiệt hại, nhưng nhìn chung nguồn cung LNG của khu vực vẫn được đảm bảo.

Có thể bạn quan tâm: 

"Bong bóng" nhà đất trên toàn cầu đang xẹp?

Nguồn CNBC