Thứ Năm | 30/05/2013 15:20

Cuộc tháo chạy của nhà đầu tư khỏi thị trường chứng khoán Nhật

Chứng khoán Nhật Bản liên tiếp trải qua các phiên bán tháo do tâm lý e ngại của nhà đầu tư.
Sau khi giảm 7,3% chỉ trong một phiên tuần trước, chốt phiên giao dịch hôm nay 30/5, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm tiếp 5,2% xuống 13.589 điểm. Chỉ số Topix hôm nay giảm 3,8% sau khi giảm 6,9% phiên ngày 23/5, thấp hơn 11% so với mức đỉnh thiết lập hôm 22/5. Mức giảm hơn 10% so với mốc đỉnh được coi là dấu hiệu điều chỉnh của thị trường.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản liên tiếp trải qua các phiên bán tháo kể từ tuần trước.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản liên tiếp trải qua các phiên bán tháo kể từ tuần trước.

Trong khi nhà đầu tư tiếp tục mua ròng, chính nhà đầu tư Nhật Bản tháo chạy khỏi thị trường trong nước. Theo số liệu của Bộ tài chính Nhật Bản, tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 27,4 tỷ yên (271 triệu USD) sau khi mua ròng 715,8 tỷ yên tuần trước đó.

Trong khi đó, nhà đầu tư Nhật Bản trở nên thận trọng hơn khi thị trường trái phiếu biến động do lo ngại thực trạng tài chính công và thông tin Mỹ có thể giảm nới lỏng tiền tệ khiến họ tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán trong nước.

"Nhà đầu tư Nhật Bản có vai trò quan trọng. Thị trường Nhật Bản chịu tác động nhiều từ nhà đầu tư nhỏ lẻ hơn là nhà đầu tư tổ chức – điều này khác biệt với thị trường Mỹ”, trưởng bộ phận nghiên cứu của Reorient Financial Markets nhận định.

Theo số liệu từ Sàn chứng khoán Tokyo, nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm khoảng 40% giá trị giao dịch trong tuần kết thúc vào ngày 17/5, so với 30% cuối tháng 3. Do đó làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư trong nước khiến thị trường Nhật Bản chứng khoán giảm mạnh, kéo theo làn sóng bán tháo trên thị trường thế giới.

Nợ công của Nhật Bản hiện tương đương 245% GDP và chủ yếu được bù đắp bằng nguồn tiết kiệm của hộ gia đình. Tuy nhiên, điều này có thể không kéo dài nữa. Một dự thảo báo cáo mới đây của chính phủ Nhật Bản cảnh báo không thể đảm bảo rằng nhà đầu tư trong nước sẽ tiếp tục tài trợ cho chính phủ vay nợ.

Làn sóng bán tháo – dấu hiệu bất ổn thị trường tài chính

chứng khoán Nhật.

Bình luận về làn sóng bán tháo chứng khoán Nhật Bản và hệ quả trên nhiều thị trường khác, kinh tế trưởng HSBC Stephen King cho rằng thực trạng này cho thấy khoảng cách ngày càng tăng giữa kỳ vọng tài chính và thực trạng kinh tế. “Đầu năm thị trường rất kỳ vọng kinh tế toàn cầu sẽ thoát khỏi tình trạng trì trệ nhờ các gói kích thích tiền tệ, tuy nhiên, dường như đó chỉ là ảo giác”.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) hồi tháng 4 cam kết tăng gấp đôi cung tiền cho nền kinh tế trong 2 năm. Chương trình này trong ngắn hặn giúp giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, nó cũng làm dấy lên lo ngại rằng thay vì có thể vực dậy kinh tế, chương trình nới lỏng định lượng quá mức có thể tạo ra mầm mống cho một cuộc khủng hoảng tài chính lớn.

Thực tế, một trong những mục đích của chương trình nới lỏng định lượng Nhật Bản là giúp tăng giá trái phiếu, giảm lợi suất. Tuy nhiên, trong tháng qua, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản tăng mạnh. Điều này cho thấy nhà đầu tư lớn có thể đang ra sức bán tháo trái phiếu Nhật Bản do lo ngại triển vọng của thị trường này.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Sự kiện