Cuộc khủng hoảng kế tiếp bắt đầu từ đâu?
Đổ dồn về Trung Quốc
Nguồn gốc của mọi cuộc khủng hoảng tín dụng đang đổ dồn về Trung Quốc, với khoản nợ hơn 250 tỉ USD của các ngân hàng phá sản, các tập đoàn nhà nước, chưa kể đến các khoản nợ ngoài sổ sách của chính quyền các tỉnh thành, các sản phẩm quản lý tài sản và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xa xỉ.
Ngoài ra, còn có khủng hoảng của các thị trường tín dụng mới nổi. Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina đang dẫn đầu các con nợ có nguy cơ phá sản bởi sự rút vốn ồ ạt và sự suy thoái của các quốc gia đang phát triển.
Nối tiếp ngay phía sau là sự đổ vỡ các món nợ vay vốn của sinh viên Mỹ, với hơn 1,5 ngàn tỉ USD nợ tồn và lãi suất cơ bản đã gần đến 20%.
Hiện nay, chúng ta còn phải đối mặt với một làn sóng vỡ nợ của các trái phiếu lãi suất cao. Sự sụp đổ tài chính kế tiếp có thể sẽ đến từ các trái phiểu tín nhiệm thấp / lãi suất cao này.
Theo giới chuyên gia, kể từ cuộc đại khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, tỉ lệ lãi suất siêu thấp đã khiến tổng số các trái phiếu có tính đầu cơ cao, còn được gọi là “junk bonds”, tăng đến 58% - một kỉ lục mới. Kết quả là nhiều doanh nghiệp đã có tỉ số vay vốn cực cao. Thế giới hiện còn khoảng 3,7 ngàn tỉ USD trái phiếu dạng “junk bonds” đang lưu hành. Và khi suy thoái xuất hiện, nhiều công ty cổ phần sẽ không có khả năng chi trả các món nợ của mình. Tình trạng vỡ nợ sẽ lan ra khắp hệ thống như một bệnh dịch, gây ra thiệt hại khổng lồ.
Nợ của một số nước trên thế giới. Nguồn US Debt Clock |
Đây là những trích dẫn từ báo cáo của Mariarosa Verde, một cán bộ tín dụng cao cấp của Moody’s:
Điều kiện tín dụng lành mạnh kéo dài này (lãi suất siêu thấp) đã giúp nhiều công ty yếu, có đòn bẩy cao tránh được vỡ nợ… Một số nhà phát hành trái phiếu có sức khỏe tài chính yếu đang sống nhờ đi vay trong khi điều kiện lành mạnh duy trì… Các công ty này nhiều khả năng sẽ vỡ nợ khi điều kiện tín dụng trở nên khó khăn hơn… số lượng kỷ lục của các công ty có đòn bẩy cao đã đủ để tạo ra một làn sóng vỡ nợ đặc biệt lớn nếu tăng trưởng kinh tế thế giới bắt đầu chậm lại và suy thoái.
Nhiều nhà đầu tư sẽ không kịp trở tay
Các cuộc khủng hoảng tín dụng và thanh khoản tuy bắt đầu khác nhau, nhưng đều có chung một kết cục. Mỗi cuộc khủng hoảng sẽ bắt nguồn từ tình cảnh hiểm nghèo của một ngành nhất định bị lâm vào cảnh mượn nợ quá mức, sau đó tình trạng này sẽ lan từ ngành này qua ngành khác, để rồi cuối cùng cả thế giới phải gào lên “Trả tiền tôi đây”.
Vấn đề ở đây là các nhà điều phối vẫn là những người cũ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ thị trường nhà đất Mỹ, sau đó lan tới lĩnh vực ngân hàng. Sau đó, các tiêu chuẩn về cho vay nhà đất đã được thắt chặt đáng kể và yêu cầu về vốn của ngân hàng đã được tăng cao.
Bây giờ ngân hàng và các chủ nợ cho vay mua nhà có thể đã an toàn, nhưng cả hệ thống lại không như vậy. Trong lúc này, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lại tăng lãi suất. Động thái này được gọi là Thắt chặt định lượng (QT), bằng cách cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán (balance sheet) của Fed và cắt giảm nguồn cung ứng tiền tệ. Đây là hành động trái ngược lại với việc Nới lỏng định lượng (QE).
Trạng thái tín dụng đã bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế thực. Nhiều vụ đổ vỡ đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường các nước mới nổi. Bên cạnh đó là sự tăng nhanh đột biến các vụ vỡ nợ vay vốn của sinh viên.
Ngoài ra, tình trạng vỡ nợ trong các khoản vay mua xe dưới chuẩn cũng đã hạn chế số lượng xe mới được bán ra. Khi các khoản thiệt hại này lan rộng ra khắp nền kinh tế, cho vay nhà đất và thẻ tín dụng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng kế tiếp. Bất kể là khủng hoảng bắt đầu từ đâu, một khi cơn sóng thần đã ập đến, không ai là an toàn cả. Thị trường chứng khoán sẽ phải điều chỉnh khi đối mặt với làn sóng vỡ nợ tín dụng, và phải thắt chặt các điều khoản tín dụng.
Không ai biết chính xác khi nào thì khủng hoảng bắt đầu, nhưng ta phải chuẩn bị từ bây giờ, một khi thị trường đã tự điều chỉnh thì mọi chuyện đã quá muộn. Do đó bây giờ chính là thời điểm để mua vàng, khi nó còn rẻ. Khi khủng hoảng tới và bạn cần đến vàng, nó sẽ tốn cả một gia tài.