Thứ Hai | 30/04/2012 10:02

Cuộc khủng hoảng Hà Lan sẽ ảnh hưởng thế nào đến eurozone

Khủng hoảng chính trị Hà Lan làm tăng sức ép sụp đổ của khu vực đồng euro (eurozone).
Tháng trước, Geert Wilders, chính trị gia Hà Lan, đã dấy lên làn sóng phản ứng bằng việc công bố nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu Lombard Street Research. Bản báo cáo đề cập đến việc Hà Lan muốn ra khỏi khu vực đồng euro (eurozone).

Ông Wilders đã đẩy đời sống chính trị Hà Lan vào tình trạng hỗn loạn. Như thế nào? Bằng việc từ chối thông qua việc cắt giảm ngân sách – việc cần làm theo thỏa thuận tài chính mới của Châu Âu. Vì đảng của ông Wilders có vị trí quan trọng trong liên minh đang cầm quyền, nên việc này đã giết chết thỏa thuận. Tiếp đến, thủ tướng đã từ chức. Mặc dù vẫn còn hy vọng rằng một chính phủ lâm thời có thể được thành lập, nhưng sẽ cần tới các cuộc bầu cử mới.

Điều này có nghĩa là một đất nước mà ban đầu đưa ra ý tưởng về quy tắc tài chính mới sẽ kết thúc bằng việc phá vỡ chúng.

Kết hợp với thay đổi có thể xảy ra trong chính phủ Pháp, đây là một đòn đánh nữa giáng vào sự ổn định của khu vực đồng euro. Nhưng mức độ nghiêm trọng thế nào?

Thực tế, trước kia ông Wilders ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, việc cắt giảm không phải là hoạt động phổ biến tại Hà Lan. Kết quả cuộc thăm dò ý kiến gần đây nhất cho thấy 57% người Hà Lan nghĩ rằng Liên minh Châu Âu đang đòi hỏi quá nhiều. Trong khi đó, theo kết quả một cuộc khảo sát khác, các cuộc bầu cử sắp tới sẽ tạo ra một liên minh khác trong đó Đảng Xã hội chủ nghĩa chống EU cũng có thể đạt kết quả tốt.

Điều này có nghĩa là chính phủ mới sẽ nhận thấy rất khó để tuân thủ quy tắc tài chính. Hà Lan là đất nước có lịch sử đồng thuận, và tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 5,9%. Nếu nước này né tránh chính sách thắt lưng buộc bụng, thì Hy Lạp, Tây Ban Nha hay Ireland có thể thực hiện thế nào?
Câu trả lời rất rõ ràng – họ không thể. Có đến 40% cử tri Ireland vẫn không biết họ sẽ bỏ phiếu theo cách nào trong cuộc trưng cầu dân ý về thỏa thuận tài chính vào cuối tháng 5. Lịch sử cho thấy những cử tri chưa quyết định thường có xu hướng bỏ phiếu “Không”.

Tại Hy Lạp, việc phản đối vẫn tiếp tục. Hai đảng ủng hộ việc cứu trợ có thể chỉ giành được 35% số phiếu, và không quá 40% trong các cuộc bầu cử sắp tới. Như vậy, kết quả là một liên minh mong manh khác sẽ được thành lập. Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng đang sục sôi giận dữ. Thực tế, chính phủ nước này dự định áp dụng luật mới về chống phản đối và quy định mới về internet.

Không còn giải pháp hữu hiệu

Ý tưởng logic cho Châu Âu là nới lỏng quy định tài chính. Điều này cho phép thực hiện việc cắt giảm một cách từ từ hơn, và cũng làm giảm sự phản đối và thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, cả Brussels và Berlin đều không thích kế hoạch này. Nếu không thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng, mức nợ của các nước không quan trọng sẽ nhanh chóng tăng vượt ra khỏi khả năng kiểm soát – dẫn đến hiện tượng tháo chạy vốn, vỡ nợ, các khoản cứu trợ và cuối cùng là bỏ chạy.

Dường như khu vực đồng euro đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: các nước sẽ không (và trong một số trường hợp không thể) chấp nhận việc thắt lưng buộc bụng. Nhưng nếu thiếu những quy tắc tài chính, sẽ sớm xảy ra khủng hoảng tài chính.

Vậy điều gì sẽ xảy ra? Đức có thể ngày càng muốn cưỡng lại số mệnh. Nước này đã bỏ phiếu cho ý tưởng mua khối lượng lớn trái phiếu ECB do lo ngại về tình trạng lạm phát. Tuy nhiên, theo Jonathan Loynes tại Capital Economics, một loạt các nước hiện “đang chống lại Đức”.
Vài tháng qua, thị trường hy vọng rằng việc cắt giảm sẽ mang lại hiệu quả. Với nguồn tiền rẻ từ ECB, các ngân hàng đua nhau mua trái phiếu, đẩy lợi tức giảm xuống. Chi phí bảo hiểm nợ thời hạn 5 năm của Tây Ban Nha và Italia (thông qua Hợp đồng hoán đổi nợ xấu – CDS) tương ứng giảm xuống mức thấp nhất 365 điểm cơ bản (bps) trong tháng 3 và 369 điểm cơ bản (bps) trong tháng 2.

Tuy nhiên, đã có sự đảo chiều, giá CDS đã tăng trở lại. CDS Italia đạt 469 điểm cơ bản, trong khi CDS Tây Ban Nha là 509 điểm cơ bản. Nói cách khác, lòng tin thị trường vào đồng euro đang mất dần.

Điều này có nghĩa gì đối với thị trường chứng khoán Hà Lan? Có vẻ như ông Wilders có thể thực hiện được ước muốn trong một ngày gần đây. Nhưng Hà Lan có thể vẫn bị buộc phải tiếp tục viện trợ cho các nước không quan trọng thậm chí nếu đồng euro sụp đổ.

Nguồn DVT


Sự kiện