"Cuộc khủng hoảng cơm gà" chỉ là dấu hiệu mới nhất của tình trạng thiếu lương thực đang diễn ra trên toàn thế giới. Ảnh: Bloomberg.

 
Nguyên Hồ Thứ Hai | 06/06/2022 16:12

'Cuộc khủng hoảng' cơm gà ở Singapore

Singapore phụ thuộc hơn ⅓ lượng nhập khẩu gia cầm vào nước láng giềng gần nhất, Malaysia.

Ông Mohammad Jalehar vẫn còn là một thiếu niên khi lần đầu nghe cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực và nước uống ở Singapore vào năm 1990.

Bây giờ ở tuổi 50, ông bán gà và vận hành một quầy hàng cùng vợ tại một khu chợ ẩm ướt ở quận Bedok South, chứng kiến lịch sử lặp lại một lần nữa.

 

Trong nhiều thập kỷ, Singapore, một quốc đảo giàu có nhưng còn nghèo về đất đai, đã phụ thuộc hơn ⅓ lượng nhập khẩu gia cầm vào nước láng giềng gần nhất, Malaysia. Hàng tháng, có khoảng 3,6 triệu con gà (hầu hết là sống) được xuất khẩu sang Singapore, sau đó được giết mổ và ướp lạnh.

Tuy nhiên, Thủ tướng Malaysia, ông Ismail Sabri Yaakob, vào tuần trước đã công bố các biện pháp quyết liệt: nước ông sẽ cấm xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6, trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu hụt trong nước, khiến giá cả tăng vọt.

Lệnh cấm dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng nặng nề đến người Singapore, bởi món ăn “quốc dân” tại đây chính là cơm gà - và những “tín đồ” cơm gà nói rằng việc thay thế thịt tươi bằng thịt đông lạnh là điều không thể.

Trong khi chính phủ Singapore đảm bảo sẽ vẫn còn nhiều thịt gà để xuất ra thị trường, thì các thương nhân cho biết giá gia cầm chắc chắn sẽ tăng mạnh. Hiện tại, các thương nhân trả 3 USD cho một con gà, nhưng họ dự đoán giá sẽ tăng khi nguồn dự trữ giảm dần và mức giá đó có thể sớm tăng lên 4-5 USD cho mỗi con.

Ông Jalehar nói: “Kiểu gì cũng khổ. Các nhà cung cấp đang bảo chúng tôi sẵn sàng cho một mức giá cao hơn. Hiện tại một con gà chỉ cỡ hơn 1 USD, nhưng tôi lấy tiền đâu ra để mua hơn 100 con rồi bán? Liệu khách hàng của tôi có chấp nhận chi phí thêm đó không?"

Người bán gà Mohammad Jalehar và vợ tại quầy hàng trong chợ của họ ở Singapore.
Người bán gà Mohammad Jalehar và vợ tại quầy hàng trong chợ của họ ở Singapore.

"Cuộc khủng hoảng cơm gà" chỉ là dấu hiệu mới nhất của tình trạng thiếu lương thực đang diễn ra trên toàn thế giới. Việc Nga tấn công Ukraine, các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng vì đại dịch COVID và thời tiết khắc nghiệt đều góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt và đẩy giá cả cao hơn.

Tại Hoa Kỳ, châu Á và châu Phi, tình trạng thiếu khoai tây đã khiến các nhà hàng thức ăn nhanh cạn kiệt các sản phẩm như khoai tây chiên.

Tại Malaysia, chi phí thức ăn gia tăng đã khiến giá gà nhảy vọt trong những tháng gần đây và các nhà bán lẻ đã giảm doanh số để theo kịp.

Vào ngày 31/05, những con gà sống cuối cùng đã được vận chuyển đến Singapore để giết mổ, nơi này hiện đang phải gồng mình với sự thiếu hụt có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Gà tại một trang trại gia cầm ở Sungai Panjang, Selangor, Malaysia, ngày 25/5.
Gà tại một trang trại gia cầm ở Sungai Panjang, Selangor, Malaysia, ngày 25/5.

Những người bán gà ở Singapore cho biết, trong tuần này, khách hàng đã thu mua số lượng lớn, nhưng những người bán không có đủ sức cung.

Người bán gà Ah Ho và con trai ông, ông Thomas, cho biết giá gà đã ở mức cao từ khá lâu. Ông Ho nói: “Tình trạng kinh doanh thịt gà như thế này đã mấp mé trong nhiều tháng qua, nên nó không có gì mới mẻ đối với chúng tôi.”

Gian hàng gà của họ đã hết hàng, thậm chí những mặt hàng ít phổ biến hơn như mề gà cũng hết sạch. Ông Thomas nói: “Số phận của chúng tôi nằm trong tay các nhà cung cấp và mức giá mà họ tăng thêm để thu lợi nhuận”.

Đối với hai cha con, những người đã kinh doanh hơn ba thập kỷ, việc tồn tại vốn dĩ đã khó khăn nay còn khó khăn hơn.

Ông Thomas nói: “Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong tháng tới, hoặc sự thiếu hụt này sẽ tiếp diễn trong bao lâu nhưng với tình hình này cuối cùng có lẽ đã đến lúc chúng tôi phải khăn gói và đóng cửa hàng.

'Khủng hoảng cơm gà'

Nỗi lo thiếu gà còn thể hiện rõ qua vô số hàng dài người, xếp hàng chật chội trước các quán cơm gà trên khắp Singapore.

Chủ sở hữu của tiệm cơm gà Hải Nam Tian Tian, một trong những quán ăn nổi tiếng nhất trên quốc đảo, cho biết sẽ ngưng phục vụ các món gà khác để có thể tiếp tục phục vụ cơm gà, nếu không thể đảm bảo nguồn thịt tươi.

Tại quầy hàng Cơm gà không xương Katong Mei Wei, một điểm đến nổi tiếng khác của những tín đồ ẩm thực trên quốc đảo, những khách hàng trung thành như bà Lucielle Tan đang cố tận hưởng món gà trước lệnh cấm.

Người bán cơm gà, bà Madam Tong chuẩn bị món ăn cho khách hàng.
Người bán cơm gà, bà Madam Tong chuẩn bị món ăn cho khách hàng.

Mặc dù vẫn còn giải pháp là nhập khẩu nhiều thịt gà đông lạnh hơn từ các nước như Thái Lan và Brazil, nhưng “quân đoàn” những người bán cơm gà trên khắp hòn đảo không xem đó một lựa chọn.

"Gà đông lạnh? Bạn mong đợi chúng tôi nấu cơm gà bằng cách sử dụng gà đông lạnh? Nó sẽ không ngon.", bà bán hàng rong cười nói.

"Nếu bạn hài lòng với chất lượng cơm từ gà đông lạnh như thế, thì bạn cũng có thể đến Malaysia và ăn cơm gà ở đó."

Có thể bạn quan tâm: 

Phương Tây loay hoay tìm lối thoát cho 25 triệu tấn lương thực Ukraine

Nguồn CNN