Thứ Sáu | 06/12/2013 07:31

Cuộc đời Nelson Mandela qua ảnh

Trong cuộc đời mình, Nelson Mandela được biết đến như một lãnh tụ tài ba và hăng hái trong đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Nelson Mandela là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới và là nhà lãnh đạo tiên phong trong cuộc chiến giải phóng dân tộc từ thập kỷ 40 của thế kỷ trước.

Sau 27 năm bị giam cầm, năm 1990, ông đã dẫn dắt đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) giành thắng lợi vẻ vang-đánh đổ chủ nghĩa Apartheid và tiến hành cuộc một cuộc tổng tuyển cử lịch sử, trong đó đa số người da đen Nam Phi lần đầu tiên được phép bỏ phiếu và ông trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên được bầu dân chủ của nước này.

Nhờ sự lãnh đạo của ông, xã hội và người dân Nam Phi đã đón nhận những sự đổi thay khiến cả thế giới ca ngợi.

Dưới đây là những dấu mốc chính về cuộc đời của huyền thoại Nelson Mandela - vị anh hùng dân tộc Nam Phi:

Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918 trong một ngôi làng nhỏ ở Cape, miền Đông Nam   Phi. Ông là con út trong gia đình của người đứng đầu bộ lạc Thembu. Bức ảnh được   chụp vào năm 1950, 6 năm sau khi ông thành lập đoàn Thanh niên Quốc gia Nam Phi   (ANC) cùng với Oliver Tambo và Walter Sisulu.
Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918 trong một ngôi làng nhỏ ở Cape, miền Đông Nam Phi.
Ông là con út trong gia đình của người đứng đầu bộ lạc Thembu. Bức ảnh được chụp vào năm 1950, 6 năm sau khi ông thành lập đoàn Thanh niên Quốc gia Nam Phi (ANC) cùng với Oliver Tambo và Walter Sisulu.

Nelson Mandela (giữa) cùng 2 nhà lãnh đạo ANC Walter Sisulu (trái) và Harrison   Motlana trong phiên tòa tại Johannesburg năm 1952. Tại phiên tòa này, Mandela cùng   các lãnh đạo ANC bị buộc tội tổ chức chiến dịch chống lại chính phủ và bị kết án tù   treo. Chiến dịch mà Mandela phát động là nhằm khuyến khích người dân không tuân   theo các điều luật mang tính phân biệt chủng tộc do chính phủ đề ra.
Nelson Mandela (giữa) cùng 2 nhà lãnh đạo ANC Walter Sisulu (trái) và Harrison Motlana trong phiên tòa tại Johannesburg năm 1952. Tại phiên tòa này, Mandela cùng các lãnh đạo ANC bị buộc tội tổ chức chiến dịch chống lại chính phủ và bị kết án tù treo. Chiến dịch mà Mandela phát động là nhằm khuyến khích người dân không tuân theo các điều luật mang tính phân biệt chủng tộc do chính phủ đề ra.

Mandela (thứ 2 từ phải sang) trở lại tòa án tối cao Nam Phi năm 1956. Cùng với 155   nhà hoạt động khác, Mandela bị kết tội mưu phản, tuy nhiên các cáo buộc chống lại ông   đã bị bác bỏ sau một phiên toàn kéo dài tới 4 năm.
Mandela (thứ 2 từ phải sang) trở lại tòa án tối cao Nam Phi năm 1956. Cùng với 155 nhà hoạt động khác, Mandela bị kết tội mưu phản, tuy nhiên các cáo buộc chống lại ông đã bị bác bỏ sau một phiên toà kéo dài tới 4 năm.

Năm 1958, Mandela kết hôn lần 2 với Winnie Madikizela. Ông và vợ có 2 con gái trước   khi li dị vào năm 1996.
Năm 1958, Mandela kết hôn lần 2 với Winnie Madikizela. Ông và vợ có 2 con gái trước khi
li dị vào năm 1996.

Mandela phát triểu trong cuộc họp quốc hội Nam Phi vào năm 1961. Trước đó 1 năm,   đảng ANC bị cấm hoạt động. Năm 1962, Mandela rời Nam Phi để tìm kiếm sự hỗ trợ   từ nước ngoài và trải qua huấn luyện quân sự.
Mandela phát triểu trong cuộc họp quốc hội Nam Phi vào năm 1961. Trước đó 1 năm, đảng ANC bị cấm hoạt động. Năm 1962, Mandela rời Nam Phi để tìm kiếm sự hỗ trợ từ nước ngoài và trải qua huấn luyện quân sự.

Sau một thời gian ở nước ngoài, Nelson Mandela trở lại Nam Phi, bị bắt và kết án 5 năm   tù vì kích động và bỏ trốn bất hợp pháp. Năm 1964, ông cùng 7 nhà hoạt động khác bị   kết án chung thân trong phiên tòa Rivonia với tội danh âm mưu phá hoại chính quyền.   Bức ảnh được chụp vào tháng 6/1964, thời điểm 8 nhà hoạt động bị nhốt trong xe tù và   bị đưa khỏi Cung điện Công lý ở Pretoria. Hình ảnh nắm đấm giơ khỏi xe được coi biểu   tượng thách thức với nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Sau một thời gian ở nước ngoài, Nelson Mandela trở lại Nam Phi, bị bắt và kết án 5 năm tù vì kích động và bỏ trốn bất hợp pháp. Năm 1964, ông cùng 7 nhà hoạt động khác bị kết án chung thân trong phiên tòa Rivonia với tội danh âm mưu phá hoại chính quyền. Bức ảnh được chụp vào tháng 6/1964, thời điểm 8 nhà hoạt động bị nhốt trong xe tù và bị đưa khỏi Cung điện Công lý ở Pretoria. Hình ảnh nắm đấm giơ khỏi xe được coi biểu tượng thách thức với nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Vợ của Mandela, bà Winnie Mandela, trong buổi lễ sinh nhật lần thứ 70 của chồng vào ngày 17/7/1988 khi ông vẫn bị giam trong tù. Trong thời gian Mandela bị giam cầm, cộng đồng quốc tế bắt đầu thắt chặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi vào năm 1967. Năm 1990, tổng thống FW de Klerk buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm đối với đảng ANC.
Vợ của Mandela, bà Winnie Mandela, trong buổi lễ sinh nhật lần thứ 70 của chồng vào ngày 17/7/1988 khi ông vẫn bị giam trong tù. Trong thời gian Mandela bị giam cầm, cộng đồng quốc tế bắt đầu thắt chặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi vào năm 1967. Năm 1990, tổng thống FW de Klerk buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm đối với đảng ANC.

Ngày 11/2/1990, Nelson Mandela được tuyên bố trả lại tự do trong niềm hân hoan và vui mừng của người dân Nam Phi.
Ngày 11/2/1990, Nelson Mandela được tuyên bố trả lại tự do trong niềm hân hoan và vui mừng của người dân Nam Phi.

Sau hơn 27 năm bị giam cầm, Mandela chính thức rời khỏi nhà tù Victor Verster-trong Paarl.
Sau hơn 27 năm bị giam cầm, Mandela chính thức rời khỏi nhà tù Victor Verster-trong Paarl.

2 ngày sau khi được phóng thích, Mandela tổ chức một cuộc phát biểu tại sân vận động Soccer City ở Soweto vào ngày 13/2/1990, với sự tham gia của hơn 100.000 người. Trong bài phát biểu, ông có một câu nói bất hủ: "Hành trình hướng về tự do và công bằng không thể bị đảo ngược".
2 ngày sau khi được phóng thích, Mandela tổ chức một cuộc phát biểu tại sân vận động Soccer City ở Soweto vào ngày 13/2/1990, với sự tham gia của hơn 100.000 người. Trong bài phát biểu, ông có một câu nói bất hủ: "Hành trình hướng về tự do và công bằng không thể bị đảo ngược".

Ngày 5/5/1990, Mandela có cuộc gặp với tổng thống Nam Phi FW de Klerk, sau cuộc đàm phán giữa đảng ANC và chính phủ.
Ngày 5/5/1990, Mandela có cuộc gặp với tổng thống Nam Phi FW de Klerk, sau cuộc đàm phán giữa đảng ANC và chính phủ.

Ngày 22/6/1990, Mandela có bài phát biểu nhận được nhiều sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế tại Liên Hợp Quốc. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi Liên Hợp Quốc tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt chống lại Nam Phi cho đến khi nạn phân biệt chủng tộc bị bãi bỏ.
Ngày 22/6/1990, Mandela có bài phát biểu nhận được nhiều sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế tại Liên Hợp Quốc. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi Liên Hợp Quốc tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt chống lại Nam Phi cho đến khi nạn phân biệt chủng tộc bị bãi bỏ.

Ngày 10/12/1993, Mandela và tổng thống de Klerk cùng nhận giải Nobel Hòa Bình tại buổi lễ trao giải tổ chức tại Oslo, Na Uy. Ông De Klerk sau đó đảm nhận chức phó tổng thống Nam Phi.
Ngày 10/12/1993, Mandela và tổng thống de Klerk cùng nhận giải Nobel Hòa Bình tại buổi lễ trao giải tổ chức tại Oslo, Na Uy. Ông De Klerk sau đó đảm nhận chức phó tổng thống Nam Phi.

Ngày 15/3/1994, ông Mandela có mặt trong cuộc tổng tuyển cử dân chủ và đa sắc tộc đầu tiên của Nam Phi.
Ngày 15/3/1994, ông Mandela có mặt trong cuộc tổng tuyển cử dân chủ và đa sắc tộc đầu tiên của Nam Phi.

Ngày 10/5/1994, Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nam Phi ở Pretoria. Ông cũng là vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi. Trong buổi lễ nhậm chức, ông phát biểu: "Đã đến lúc chữa lành các vết thương. Thời điểm để kết nối những vực sâu chia rẽ chúng ta đã đến".
Ngày 10/5/1994, Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nam Phi ở Pretoria. Ông cũng là vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi. Trong buổi lễ nhậm chức, ông phát biểu: "Đã đến lúc chữa lành các vết thương. Thời điểm để kết nối những vực sâu chia rẽ chúng ta đã đến".

Tổng thống Mandela trong buổi lễ khởi công xây dựng trường tiểu học Rolihlahla ở tỉnh Northern Cape, vào ngày 31/8/1996. Công trình này nằm trong chương trình tái thiết và phát triển rộng khắp của chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của Nam Phi.
Tổng thống Mandela trong buổi lễ khởi công xây dựng trường tiểu học Rolihlahla ở tỉnh Northern Cape, vào ngày 31/8/1996. Công trình này nằm trong chương trình tái thiết và phát triển rộng khắp của chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của Nam Phi.

Tổng thống Mandela trở lại xà lim số 5 tại đảo Robben Island, nơi ông từng bị giam giữ trong suốt 18 năm. Cùng đi với ông có tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông Bill Clinton tỏ ra rất khâm phục Nelson Mandela và cho biết ông đã sống sót trong những năm tháng trong tù mà không làm trái tim bị hóa đá.
Tổng thống Mandela trở lại xà lim số 5 tại đảo Robben Island, nơi ông từng bị giam giữ trong suốt 18 năm. Cùng đi với ông có tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông Bill Clinton tỏ ra rất khâm phục Nelson Mandela và cho biết ông đã sống sót trong những năm tháng trong tù mà không làm trái tim bị hóa đá.

Năm 1999, Nelson Mandela tuyên bố nghỉ hưu sau nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 5 năm. Ngày 16/6/1999, ông tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm, tổng thống Thabo Mbeki.
Năm 1999, Nelson Mandela tuyên bố nghỉ hưu sau nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 5 năm. Ngày 16/6/1999, ông tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm, tổng thống Thabo Mbeki.

Dù đã nghỉ hưu, Mandela vẫn tiếp tục sự nghiệp hoạt động vì cộng đồng. Ngày 12/12/2002, ông tới thăm bệnh viện Nolungile tại Khayelitsha. Tại đây, ông đã xúc động khi nghe câu chuyện của Babalwa Tembani, 20 tuổi. Cô bị nhiễm HIV khi bị hãm hiếp bởi chính người chú của mình. Năm 2005, người con cả của Mandela là Makgatho cũng qua đời vì căn bệnh thế kỷ AIDS. Tại lễ tang con trai, ông xúc động kêu gọi thế giới hãy cùng nhau chung tay chống đại dịch HIV/AIDS.
Dù đã nghỉ hưu, Mandela vẫn tiếp tục sự nghiệp hoạt động vì cộng đồng. Ngày 12/12/2002, ông tới thăm bệnh viện Nolungile tại Khayelitsha. Tại đây, ông đã xúc động khi nghe câu chuyện của Babalwa Tembani, 20 tuổi. Cô bị nhiễm HIV khi bị hãm hiếp bởi chính người chú của mình. Năm 2005, người con cả của Mandela là Makgatho cũng qua đời vì căn bệnh thế kỷ AIDS. Tại lễ tang con trai, ông xúc động kêu gọi thế giới hãy cùng nhau chung tay chống đại dịch HIV/AIDS.

Nelson Mandela cầm chiếc cúp bóng đá thế giới vào ngày 15/5/2004, tại Zurich, Thụy Sĩ, sau khi Nam Phi chính thức giành quyền đăng cai World Cup 2010. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự trở lại trường quốc tế của Nam Phi sau nhiều năm bị trừng phạt, với sự đóng góp quan trọng của Mandela.
Nelson Mandela cầm chiếc cúp bóng đá thế giới vào ngày 15/5/2004, tại Zurich, Thụy Sĩ, sau khi Nam Phi chính thức giành quyền đăng cai World Cup 2010. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự trở lại trường quốc tế của Nam Phi sau nhiều năm bị trừng phạt, với sự đóng góp quan trọng của Mandela.

Mandela tổ chức lễ sinh nhất thứ 98 của mình với các em nhỏ tại Quỹ Nhi đồng Nelson Mandela vào ngày 24/7/2007. Sau khi nghỉ hưu, Nelson Mandela vẫn tham gia nhiều vấn đề xã hội và thành lập 3 quỹ từ thiện mang tên ông.
Mandela tổ chức lễ sinh nhật thứ 89 của mình với các em nhỏ tại Quỹ Nhi đồng Nelson Mandela vào ngày 24/7/2007. Sau khi nghỉ hưu, Nelson Mandela vẫn tham gia nhiều vấn đề xã hội và thành lập 3 quỹ từ thiện mang tên ông.

Ngày 18/7/2009, Nelson Mandela tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 91 cùng người thân trong gia đình.
Ngày 18/7/2009, Nelson Mandela tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 91 cùng người thân
trong gia đình.

Ngày 6/8/2012, cựu tổng thống Nam Phi Mandela có buổi gặp gỡ thân mật với ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại nhà riêng. Cuộc gặp cho thấy dù đã rời xa chính trường, song ảnh hưởng của ông đối với các nhà lãnh đạo thế giới vẫn rất lớn. Thời điểm này, sức khỏe của Mandela bắt đầu xấu đi. Trước đó, ông từng phải nhập viện nhiều lần để điều trị các bệnh liên quan đến thận và phổi.
Ngày 6/8/2012, cựu tổng thống Nam Phi Mandela có buổi gặp gỡ thân mật với ngoại trưởng
Mỹ Hillary Clinton tại nhà riêng. Cuộc gặp cho thấy dù đã rời xa chính trường, song ảnh hưởng của ông đối với các nhà lãnh đạo thế giới vẫn rất lớn. Thời điểm này, sức khỏe của Mandela bắt đầu xấu đi. Trước đó, ông từng phải nhập viện nhiều lần để điều trị các bệnh liên quan đến thận và phổi.

Ngày 19/6/2013, Nelson Mandela tiếp tục nhập viện vì bệnh nhiễm trùng phổi. Sức khỏe của ông lúc này đã sa sút nghiêm trọng, buộc các bác sĩ phải dùng đến máy trợ thở để duy trì sự sống cho ông. Nhiều người dân Nam Phi đã tập trung bên ngoài bệnh viện để cầu nguyện cho sức khỏe của ông, và khuyên gia đình ông nên để ông ra đi thanh thản.
Ngày 19/6/2013, Nelson Mandela tiếp tục nhập viện vì bệnh nhiễm trùng phổi. Sức khỏe
của ông lúc này đã sa sút nghiêm trọng, buộc các bác sĩ phải dùng đến máy trợ thở để
duy trì sự sống cho ông. Nhiều người dân Nam Phi đã tập trung bên ngoài bệnh viện
để cầu nguyện cho sức khỏe của ông, và khuyên gia đình ông nên để ông ra đi thanh thản.

Nguồn NBC News/Dân Việt


Sự kiện