Cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa Mỹ - Trung tăng nhiệt
Từ một vụ bắt giữ
Chính quyền Trump đã khẳng định việc bắt giữ một giám đốc điều hành hàng đầu của Huawei không liên quan gì đến các cuộc đàm phán thương mại. Giới phân tích xem nó là động thái mới nhất của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc tăng lên như một cường quốc toàn cầu.
Vụ bắt giữ cho thấy cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc vượt xa vấn đề thương mại. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện đang tham gia vào một cuộc chiến giành ảnh hưởng toàn cầu, cuối cùng sẽ quyết định liệu Mỹ có còn là siêu cường thống trị toàn cầu hay không, hay Trung Quốc trỗi dậy như một đối trọng khả thi.
Nick Bisley, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học La Trobe ở Melbourne nhận định: "Mỹ dường như mong muốn cắt giảm đáng kể quan hệ với Trung Quốc vì nhận thức lớn hơn đó là một rủi ro chiến lược”.
Hai chính đảng lớn nhất ở Washington đều quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ba lĩnh vực đặc biệt khiến các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ lo lắng: Công nghệ, đồng USD và khả năng thi triển sức mạnh quân sự ở nước ngoài.
Năng lực công nghệ
Một năm trước, Nhà Trắng xác định sức mạnh công nghệ ngày càng tăng của Trung Quốc là mối đe dọa đối với sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ. Các công ty Mỹ từ lâu đã lập luận rằng Trung Quốc buộc họ chuyển giao tài sản trí tuệ và đôi khi đánh cắp bí mật thương mại và Bắc Kinh phủ nhận điều này.
Để biện minh cho việc áp thuế quan, chính quyền Trump, đã trích dẫn chiến lược Made in China 2025 của Trung Quốc với tham vọng trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong các công nghệ tiên tiến từ hàng không vũ trụ đến robot. Cho đến nay, Trung Quốc đã chống lại những yêu cầu đó, lập luận rằng làm như vậy sẽ phá vỡ tiềm năng kinh tế của đất nước.
Bà Mạnh Vãn Châu, CFO của Huawei, bị bắt tại Canada và vừa được phóng thích sau khi nộp tiền bảo lãnh khoảng 10 triệu đô la Canada. |
Huawei đặc biệt là điển hình cho mối đe dọa. Đầu năm nay, ông Trump đã chặn thương vụ Broadcom thôn tính Qualcomm với giá 117 tỉ USD vì lo ngại rằng Huawei sẽ thống trị thị trường chip máy tính và công nghệ không dây.
Điều đáng sợ là các nhà mạng không dây có thể buộc phải chuyển sang Huawei hoặc các công ty Trung Quốc khác để có công nghệ 5G, và điều này cho phép Bắc Kinh truy cập vào các liên lạc quan trọng. Những lo ngại đó đã khiến Mỹ cấm các cơ quan chính phủ mua các sản phẩm của Huawei và Úc, Nhật Bản và New Zealand đã làm theo.
Michael Shoebridge, giám đốc chương trình quốc phòng và chiến lược tại Viện Chính sách chiến lược Úc cho biết: “Cạnh tranh thực sự tập trung vào các lĩnh vực tạo ra sự thống trị kinh tế và chiến lược trong tương lai. Việc bắt giữ cán bộ cao cấp của Huawei là một phần của cuộc cạnh tranh đó, vì cả Mỹ và Trung Quốc đều thấy sức mạnh toàn cầu trong tương lai của họ đến từ lĩnh vực công nghệ cao”.
Sức mạnh của đồng USD
Sự thống trị của đồng USD đã cho phép Mỹ kiểm soát hiệu quả hệ thống tài chính thế giới, củng cố vị thế siêu cường của mình. Tuy nhiên, ông Trump đã tăng cường sử dụng các biện pháp trừng phạt để khẳng định các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình đã khiến một loạt các quốc gia - từ Trung Quốc; Nga cho đến Liên minh châu Âu - tìm kiếm một giải pháp thay thế.
Chính quyền Trump đã bổ sung gần 1.000 thực thể và cá nhân vào danh sách trừng phạt trong năm đầu tiên, nhiều hơn gần 30% so với chính quyền Obama hồi năm ngoái, theo dữ liệu công ty luật Gibson Dunn. Danh sách đầy đủ hiện dài đến hơn 1.200 trang.
Các lệnh trừng phạt là một công cụ quan trọng để Mỹ khuất phục những đối thủ tiềm năng như Triều Tiên, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến bạn bè và đồng minh của Mỹ. EU, vốn phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, trong tháng này đã tiết lộ kế hoạch giảm thiểu cái gọi là "đặc quyền của USD".
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết hai quốc gia đang tìm cách tăng cường sử dụng tiền tệ của họ thông qua việc cho phép sử dụng thẻ tín dụng China Union UnionPay ở Nga và Thẻ Mir ở Trung Quốc. “Không nên có một đồng tiền thống trị thị trường”, ông nói.
Vành đai và Con đường (BRI)
Năm ngoái, ông Tập đã nói rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường của mình để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển trên toàn cầu là dự án của thế kỷ. Morgan Morgan cho biết chính sách này có thể cho vay một khoản lên đến gần 1,3 nghìn tỉ USD cho tới năm 2027.
Bây giờ, với một phản ứng dữ dội đang lan rộng khắp châu Á từ Malaysia đến Maldives, ông Tập Cận Bình đang chơi phòng thủ: Tháng trước, ông nói với hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương rằng BRI không phải là một cái bẫy như một số người đã gán cho nó.
Căn cứ hải quân Trung Quốc ở Maldivies. |
Mỹ ngày càng lo ngại rằng các nước nghèo hơn có thể trở nên phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc. Lầu Năm Góc cảnh báo đầu năm nay rằng Trung Quốc có thể sử dụng các cảng trên toàn cầu để hỗ trợ cho việc triển khai hải quân.
Đối với Mỹ, BRI là một thách thức trực tiếp đối với sự ưu việt của nước này ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và hơn thế nữa, ông Brahma Chellaney, Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại New Delhi cho biết. “Họ nhận ra rằng các quốc gia phụ thuộc vào BRI cần một giải pháp thay thế. Đó là lý do tại sao họ đang phát triển một đối trọng với nó”.
Nguồn Bloomberg