Nền kinh tế mà Tổng thống Putin từng mong muốn lọt vào Top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trên đà mất 190 tỉ USD GDP vào năm 2026. Ảnh: Bloomberg.

 
Nguyên Hồ Thứ Ba | 28/02/2023 20:00

Cuộc chiến của Tổng thống Putin sẽ lấy đi 190 tỉ USD khỏi nền kinh tế Nga

Tổng thống Putin có thể nhận thấy nỗi đau kinh tế, nhưng nó vẫn không đủ để tác động đến các quyết định quân sự của ông.

Nga có thể đã tránh được suy thoái kinh tế sau khi khơi mào cuộc chiến tại Ukraine, nhưng đây có thể chỉ là mở đầu cho một cuộc khủng hoảng cháy chậm sẽ diễn ra trong vài năm tới.

Nền kinh tế mà Tổng thống Putin từng mong muốn lọt vào Top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trên đà mất 190 tỉ USD GDP vào năm 2026 so với quỹ đạo trước chiến tranh, theo Bloomberg Economics, gần tương đương với toàn bộ GDP hàng năm của các quốc gia như Hungary hoặc Kuwait.

Nhưng ngay cả khi Nga ghi nhận quý suy thoái thứ ba liên tiếp, tính đến hết năm 2022, thì mức độ suy giảm vẫn nhỏ hơn nhiều so với dự đoán 10%, được đưa ra vào một tháng sau cuộc chiến. Ngân hàng Trung ương đã đưa ra mức giảm của năm ngoái là 2,5% và sẽ tiếp tục đưa ra dự đoán tăng trưởng trong năm nay.

Nền kinh tế Nga đã sụt giảm trong 3 quý liên tiếp, chi tiêu của người tiêu dùng là nhân tố chính.
Nền kinh tế Nga đã sụt giảm trong 3 quý liên tiếp, chi tiêu của người tiêu dùng là nhân tố chính.

Ông Oleg Vyugin, cựu quan chức hàng đầu của Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính cho biết: “Hiệu lực của các biện pháp trừng phạt còn kéo dài. Và quá trình trừng phạt vẫn chưa kết thúc. Ngày càng có nhiều lệnh mới được công bố.”

Các biện pháp trừng phạt không bao gồm các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nga đối với thị trường thế giới, chẳng hạn như dầu khí và nông sản, mặc dù một số hạn chế về năng lượng đã được bổ sung trong vài tháng qua.

Tuy nhiên, khả năng phục hồi cho đến nay nói lên nỗ lực trong nhiều năm của Tổng thống Putin, nhằm củng cố nền kinh tế chống lại sự gián đoạn và làm cho Nga bớt phụ thuộc vào một số hàng nhập khẩu. 

Tuy nhiên, năm nay tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn khi chính phủ của ông Putin phải chạy đua để ngăn chặn doanh thu từ dầu mỏ sụt giảm và tăng cường chi tiêu cho các chương trình xã hội vào thời điểm mà hàng trăm nghìn nam giới đang vắng mặt khỏi thị trường lao động.

Đối với ông Vyugin, một nhà kinh tế kiêm chủ ngân hàng kỳ cựu của Nga, các biện pháp trừng phạt “không phải là một đòn hạ gục mà là một cú đâm nhẹ”. 

Việc xoay trục thương mại sang các quốc gia chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt và sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu của chính phủ là một trong những lý do khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra mức điều chỉnh lớn nhất về triển vọng của Nga trong số các nền kinh tế lớn trong năm nay và năm tới.

Theo Bloomberg Economics, bên cạnh các biện pháp kiểm soát vốn, việc tăng mạnh lãi suất đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, Nga phải trả giá bằng việc kéo giảm hoạt động cho vay bán lẻ và ảnh hưởng tiêu dùng.

Kinh tế Nga thực chất đang có triển vọng lạc quan hơn.
Kinh tế Nga thực chất đang có triển vọng lạc quan hơn.
 

Ngưỡng chịu đau

Gần một năm tham gia vào cuộc chiến tranh tài chính, thương mại, cũng như chiến trường - Tổng thống Putin có thể nhận thấy nỗi đau kinh tế, nhưng nó vẫn không đủ để tác động đến các quyết định quân sự của ông.

Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ khập khiễng hơn khi ngày càng trượt sâu vào chế độ sinh tồn. 

Việc dịch chuyển công nhân từ các nhà máy ra tiền tuyến đang làm giảm nguồn cung lao động và có thể làm giảm 0,5 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của khu vực tư nhân năm 2023, theo Bloomberg Economics. Cuộc chiến cũng sẽ tiếp tục làm rõ các dự báo về nhân khẩu học, cho thấy dân số trong độ tuổi lao động của Nga có thể giảm 6,5% trong thập kỷ tới. 

Và việc vung tiền cho các chương trình xã hội và quốc phòng đã làm tăng chi tiêu của chính phủ liên bang lên 25% vào năm ngoái, đồng thời tăng 300.000 việc làm trong khu vực công.

Mặc dù tránh được sự sụp đổ, nền kinh tế Nga sẽ vẫn bị căng thẳng và vẫn đang trên đà giảm 8% vào năm 2026 so với khi Tổng thống Putin không ra lệnh tấn công Ukraine vào tháng 2/2022, theo ước tính của Bloomberg Economics.

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao người giàu nhất thế giới "rớt ngôi" và mất 145 tỉ USD chỉ trong 1 tháng?

Nguồn Bloomberg