Cuộc chiến cải cách nhân dân tệ: Doanh nghiệp nước ngoài nếm trái đắng
Nhiều công ty nước ngoài có tên tuổi phàn nàn, lúc này, đầu tư vào Trung Quốc thì dễ mà kiếm lời ra thì khó. Chương trình tự do hóa nguồn vốn và dòng chảy của nhân dân tệ sẽ cho phép các doanh nghiệp tự do hơn nhưng đồng thời cũng giúp chính phủ nước này có cơ sở để thí điểm nền kinh tế có thể thích ứng với một hệ thống tài chính mở hay không.
Theo các nguồn tin doanh nghiệp có quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc cho biết, bất đồng giữa 2 cơ quan điều tiết trên bắt đầu ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp lớn vốn tham gia vào hoạt động đầu tư, giao dịch thương mại ra vào Trung Quốc lên tới hàng tỷ USD.
"Chúng tôi phải nghiên cứu, cân nhắc quá nhiều chương trình trọng điểm ở Trung Quốc. Một số chương trình do SAFE đưa ra, một số của PBOC, chúng không hề giống nhau. Nếu chọn cái này thì bạn không có quyền chọn cái khác, do đó phải rất thận trọng khi chọn cái gì, phát ngôn điều gì”, kế toán trưởng tại một công ty đa quốc gia của châu Âu cho biết. Nhân viên này cho biết, chính những lo ngại về cuộc chiến quyền lực ở Trung Quốc tình trạng đầu tư quá mức của các doanh nghiệp khác khiến công ty của anh phải hạn chế nguồn vốn đầu tư.
Một số nguồn khác cho biết, cuộc chiến giữa SAFE và PBOC đã hé mở những bí mật trong cộng đồng tài chính ở Trung Quốc và Hong Kong. Giám đốc tài chính của một công ty đa quốc gia có hiểu biết sâu về các chương trình thí điểm của Trung Quốc cho biết, họ được khuyến cáo chỉ nên tham gia vào một chương trình thí điểm bởi PBOC và SAFE đang “đá” lẫn nhau.
Hiện SAFE và PBOC chưa có phản ứng nào về những thông tin, bình luận trên.
PBOC chịu trách nhiệm quản lý cung tiền và giám sát hệ thống ngân hàng cùng với Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, SAFE quản lý dự trữ ngoại hối và kiểm soát dòng tiền qua biên giới. Về mặt kỹ thuật, SAFE chịu sự giám sát của PBOC nhưng thực thế mối quan hệ này thường xuyên bị đảo lộn và có sự mâu thuẫn chính sách giữa 2 cơ quan.
Sau nhiều năm bùng nổ kinh tế, Trung Quốc bắt đầu thực hiện nhiều cải cách trong đó có cải cách về tài khóa, tiền tệ và pháp luật để đảm bảo tăng trưởng cho tương lai. Trung Quốc tuyên bố tự do hóa nhân dân tệ tuy nhiên hiện tại vẫn duy trì các hạn chế đối với tài khoản vốn.
Hiện Trung Quốc có tới hơn 10 chương trình thí điểm liên quan đến nhân dân tệ hay tài khoản vốn đang hoặc sắp được triển khai. Các chương trình này nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp nước ngoài lớn như Royal Dutch Shell, Samsung Electronics, Standard Chartered hay Intel.
Tuy nhiên, các chuyên gia theo chủ nghĩa hoài nghi cho biết, Trung Quốc cam kết mở tài khoản vốn từ năm 1993 nhưng đến nay vẫn chưa thể thành công. Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh đó là nếu quy mô chương trình thí điểm quá nhỏ thì kết quả của nó không đủ thuyết phục nhưng nếu mở quy mô quá rộng sẽ nhanh chóng dẫn đến thay đổi chính sách trên quy mô toàn quốc.
Trong khi đó, Andy Xie, chuyên gia kinh tế độc lập cho rằng, Trung Quốc đang mắc kẹt trong trò chơi quyền lực suốt 2.000 năm qua, ngụ ý đề cập đến sự mâu thuẫn trong hoạt động chính sách của cơ quan công quyền. “Cách duy nhất để thay đổi Trung Quốc là mỏ đập và để tiền tự chảy” ông Xie nhấn mạnh.
Nguồn Reuters/Dân Việt