Ảnh: Nikkei Asia Review
Cuộc cách mạng công nghệ dành cho nữ giới ở châu Á: Hành trình vì sức khỏe phụ nữ tốt hơn
Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày thứ 67 kể từ khi năm 2022 bắt đầu. Con số này nhiều hơn bảy ngày so với số ngày học trung bình mà một bé gái ở Lào bỏ lỡ hàng năm do đói nghèo.
Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, tình trạng không được phổ cập kiến thức về kinh nguyệt cũng như không thể tiếp cận các sản phẩm hỗ trợ, vệ sinh trong thời kỳ này, ước tính ảnh hưởng đến 1/10 trẻ em gái và phụ nữ có kinh nguyệt trên toàn thế giới.
Vấn đề này đặc biệt phổ biến ở các xã hội phụ hệ như Lào, nơi “kinh nguyệt” được xem là một chủ đề cấm kỵ. Bất cứ điều gì liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ chỉ được thảo luận kín đáo và thông tin về kinh nguyệt hầu như chỉ được lưu truyền qua câu chuyện của các bà các mẹ, chẳng hạn như niềm tin rằng các cô gái không được ăn xoài tẩm gia vị khi đang trong kỳ kinh nguyệt.
Nhiều cô gái cũng thừa nhận đã bỏ làm hoặc bỏ học khi có kinh nguyệt do không có sản phẩm vệ sinh hoặc không biết cách chăm sóc bản thân. Một cô gái thậm chí còn chia sẻ rằng cô ấy mặc hai bộ đồ sinhs (trang phục truyền thống của phụ nữ Lào) vào những ngày có kinh vì sợ máu chảy qua vải.
Mặc dù tỷ lệ nghèo đói phổ biến và tác động tiềm tàng đến việc giáo dục trẻ em gái, nhưng cải thiện sức khỏe kinh nguyệt hiếm khi nằm trong danh sách việc cần làm của các chính phủ.
Rũ bỏ cái cũ, công nghệ vào cuộc
Trong bối cảnh lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chính thống “hiện diện” không đủ, các doanh nhân trên khắp châu Á đang chuyển hướng để giải quyết các mối quan tâm về sức khỏe của phụ nữ: femtech.
Được thành lập tại Mỹ vào năm 2016, "femtech" dùng để chỉ bất kỳ phần mềm, sản phẩm hoặc dịch vụ nào sử dụng công nghệ để cải thiện sức khỏe phụ nữ.
Femtech ban đầu xuất hiện dưới dạng các sản phẩm vệ sinh bền vững để giải quyết tình trạng “nghèo khó” trong chu kỳ kinh nguyệt.
Khi công nghệ phát triển, femtech cũng vậy. Vào năm 2018, RealRelief đã giành được Giải thưởng Thiết kế Đan Mạch cho Safepad, một loại khăn vệ sinh có thể tái sử dụng, được làm bằng loại vải kháng khuẩn độc đáo giúp tiêu diệt mọi vi khuẩn trong vòng 30 giây.
Giám đốc điều hành, bà Sig giải thích rằng công nghệ kháng khuẩn là cần thiết vì nhiều trẻ em gái ở các khu vực nghèo nhất châu Á không được tiếp cận với nước sạch. Với Safepad, ngay cả khi giặt trong một hồ hoặc sông bị ô nhiễm, vải sẽ tiêu diệt mọi vi khuẩn có hại, vì vậy không phải lo lắng về các bệnh nhiễm trùng.
Safepad hiện được phân phối tại 10 quốc gia trên khắp Châu Phi và Châu Á, bao gồm cả Lào và Bangladesh. Thử thách mới nhất của RealRelief là đưa sản phẩm đến với các bé gái ở Afghanistan, nơi đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo sau khi quân đội Mỹ rút vào năm ngoái và nơi ước tính 80% trong số 700.000 người phải di tản do xung đột vào năm 2021 là phụ nữ và trẻ em.
SafePad là một loại khăn vệ sinh có thể tái sử dụng được làm bằng vải kháng khuẩn để chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn. Ảnh: RealRelief. |
Sự bùng nổ của femtech ở Châu Á
Vài năm gần đây đầu tư vào femtech trên toàn thế giới đã bùng nổ. Có đến 1.323 công ty femtech trên toàn cầu vào năm ngoái, 41 trong số đó là ở Đông Nam Á, với 1.292 nhà đầu tư.
Châu Á chỉ là ngôi nhà của 14% các công ty femtech trên thế giới. FemTech Analytics dự đoán rằng vào năm 2026, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng ứng dụng sức khỏe phụ nữ nhanh nhất thế giới. Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi nhận thức và sự cởi mở hơn về các chủ đề sức khỏe phụ nữ, thay đổi nhận thức về các vấn đề sức khỏe của phụ nữ cũng như khả năng tiếp cận vốn nhiều hơn cho các nhà sáng lập nữ trong khu vực.
Tác động của COVID đối với sức khỏe phụ nữ
Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, trung bình phụ nữ làm công việc chăm sóc không được trả công nhiều gấp ba lần nam giới. Trong thời gian đại dịch, gánh nặng công việc chăm sóc đã gia tăng đáng kể, do trường học đóng cửa, họ phải trông coi trẻ em, săn sóc người già,...
Sự gia tăng căng thẳng đối với phụ nữ đã ảnh hưởng đến khả năng của họ trong việc giải quyết những lo lắng về sức khỏe hiện có. Ảnh: AP. |
Ngay cả trước khi COVID xảy ra, việc điều trị PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) ở Ấn Độ đã là một thách thức. Giống như kinh nguyệt, tình trạng này theo truyền thống được coi là điều cấm kỵ và không được nói đến với các thành viên nam trong gia đình, những người quyết định trong hầu hết các hộ gia đình.
Bất chấp sự phổ biến của hội chứng này ở Ấn Độ, cuộc khảo sát của OZiva cho thấy 25% dân số nữ Ấn Độ không biết gì về PCOS, trong khi 65% không biết về các triệu chứng.
Có thể bạn quan tâm:
Hậu quả kinh tế từ cuộc chiến của Nga và Ukraine
Nguồn Nikkei Asia Review