Cứng rắn trong thương mại, Trump khiến chứng khoán Mỹ mất hơn 1.000 tỷ USD
Các chiến lược và tuyên bố thương mại đanh thép của Tổng thống Donald Trump đã khiến hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị bị thổi bay khỏi thị trường chứng khoán Mỹ, theo nhà chiến lược định lượng hàng đầu của J.P Morgan.
J.P. Morgan's Marko Kolanovic cho biết: "Sau khi phân tích luồng tin tức liên quan đến thương mại và diễn biến của thị trường Mỹ, chúng tôi ước tính tác động đến chứng khoán Mỹ là âm 4,5% kể từ tháng 3, lấy đi 1,25 nghìn tỷ USD phá hủy giá trị của các công ty Mỹ. Để so sánh, con số này bằng khoảng 2/3 giá trị của tổng gói kích thích tài chính mà chính quyền Trump thuc".
Thương mại tiếp tục là một chủ đề căng thẳng giữa Mỹ và các đối tác chính của nước này cũng như cho các nhà đầu tư trên Phố Wall. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 200 điểm hôm 31.5 sau khi Tổng thống Mỹ quyết định áp thuế lên thép và nhôm Canada, Mexico và Liên minh châu Âu.
Kể từ đó, các nước cũng đã đáp trả, lên kế hoạch áp thuế quan riêng để chống lại hàng khẩu từ Mỹ như thịt heo, bơ đậu phộng và xe máy.
Kolanovic, người đứng đầu chiến lược định lượng và phái sinh toàn cầu của J.P. Morgan, người đã dự đoán đúng đợt điều chỉnh của thị trường chứng khoán hồi đầu năm nay và nhấn mạnh sự tự mãn và đòn bẩy cao trên thị trường như những dấu hiệu cảnh báo. Nhưng trong ghi chú hôm 6.6, nhà chiến lược đã nhấn mạnh tư tưởng thương mại và bảo hộ của ông Trump là những cơn gió ngược "đáng kể" của thị trường.
"Một chiến lược thương lượng bao gồm việc chỉ trích lẫn nhau có thể giúp ích khi đàm phán song phương, nhưng nhiều khả năng phản tác dụng trong bối cảnh thương mại đa phương và hội nhập như hiện nay", ông nói. "Những tổn thất của một cuộc chiến thương mại có thể đảo ngược nếu các chính sách thay đổi, trong khi tác động tích cực của các biện pháp tài chính có khả năng vẫn còn. Điều này có thể sẽ xúc tác khiến thị trường tăng 4%".
"Tuy nhiên, nếu sự bất ổn này vẫn tiếp tục ám ảnh thị trường trong thời gian tới, nó có thể gây ra những thiệt hại dài lâu và làm tăng xác suất của những rủi ro đuôi ", ông kết luận. "Nếu căng thẳng thương mại tiếp tục, nó sẽ gây thiệt hại cho tâm lý nhà đầu tư và niềm tin kinh doanh".
Thâm hụt thương mại dường như đang giảm, trong tháng 4 vừa qua chỉ tiêu này của nước Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, theo thông tin từ Bộ Thương mại Mỹ đưa tin hôm 6.6. Thâm hụt thương mại giảm 2,1% xuống 46,2 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 9.
Nếu xu hướng này tiếp tục, thương mại có thể đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội trong quý II, được củng cố bởi sức mạnh trong lĩnh vực sản xuất và chi tiêu của người tiêu dùng.
Nguồn CNBC