Thứ Tư | 26/06/2013 10:16

Cú sốc Shibor

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang để cuộc khủng hoảng thiếu tiền mặt trở nên tồi tệ, khi lãi suất liên ngân hàng Thượng Hải (Shibor) lên cao kỉ lục.

Các ngân hàng tại Trung Quốc không mở cửa thêm nửa giờ để giải quyết nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng bởi vì chính họ cũng đang thiếu tiền mặt. Và khi ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản tiền mặt, mọi thứ trở nên rất khác biệt.

Ngày 19/6, thị trường liên ngân hàng Trung Quốc tiếp tục mở cửa muộn vì các ngân hàng đang vất vả vay mượn lẫn nhau.

Đến ngày 20/6, lãi suất repo 7 ngày tăng lên mức cao nhất 12%. Đặc biệt, Shibor cũng đột ngột tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Cùng với lãi suất qua đêm, Shibor kì hạn 3 tháng cũng bất ngờ đã bật lên gần 6%.

Biến động mạnh như vậy gây sốc cho thị trường và thực sự rất đáng sợ. Shibor là mức lãi suất thể hiện độ sẵn sàng của các ngân hàng trong việc cho ngân hàng khác vay tiền, đà tăng đột ngột của Shibor làm dấy lên nỗi lo ngại hệ thống ngân hàng Trung Quốc mong manh dễ vỡ hơn so với những gì Bắc Kinh thường nghĩ.

Tại Trung Quốc, ngân hàng trung ương không chạy theo từng vụ việc để hỗ trợ, cung cấp thanh khoản. Do vậy, cuộc khủng hoảng tiền mặt xảy ra, không phải là điều bất thường. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng này đã bắt đầu một cách âm thầm. Các khoản tiền gửi lần lượt rút khỏi hệ thống ngân hàng khi các các công ty đến kỳ nộp thuế và các khách hàng cũng rút tiền trước kỳ nghỉ lễ Thuyền Rồng (10-12/6). Chưa kể từ lâu, nguồn tín dụng đen đã hút hết dòng tiền mặt trên thị trường ngân hàng.

Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả là ngân hàng trung ương Trung Quốc (POBC) lại không có động thái nào để can thiệp và xoa dịu tình hình. Thay vì in thêm tiền hoặc mua các giấy tờ có giá để cung tiền mặt ra thị trường đang khan hiếm, POBC lại quyết định bán trái phiếu kì hạn 3 tháng, hôm 18/6. Hành động này chẳng khác gì việc rút bớt tiền ra khỏi lưu thông.

Mặc dù số tiền rất nhỏ, nhưng lại cho thấy tín hiệu phát đi từ PBOC đã rất rõ ràng: sẽ không có sự nâng đỡ hay giúp đỡ nào và tình hình các ngân hàng sẽ ngày càng xấu đi nhanh chóng.

Tại sao PBOC lại cứng rắn như vậy?

PBOC đã đặt ra một mục tiêu rõ ràng đối với tăng trưởng cung tiền nhằm đảm bảo mục tiêu ẩn sau đó là tốc độ tăng trưởng tín dụng. Những mục tiêu này đã được tính toán từ trước để kết hợp hài hóa với nhau nhằm đảm bảo cho nền kinh tế vận hành ổn định.

Nếu các ngân hàng thiếu tiền ngắn hạn, thì họ phải trích lập dự trữ từ những khoản cho vay tín dụng khổng lồ của mình. Cách đó tốt hơn trong trường hợp này.

Khủng hoảng xảy ra là một điều đáng tiếc. Nhưng có vẻ như POBC đang sử dụng chính sách tiền tệ để trừng phạt các ngân hàng cho những hành vi có thể ngăn chặn và các nhà quản lý cũng tiến hành cuộc điều tra diện rộng các ngân hàng. Nếu may mắn, kịch bản tươi sáng sau khủng hoảng đối với các ngân hàng Trung Quốc sẽ là, giảm tốc độ cho vay và bảo toàn lượng tiền mặt đang có, ít nhất là cho đến khi cuộc điều tra đánh giá kết thúc.

Ai cũng biết đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng không quá cao là mục tiêu hàng đầu của POBC, nhằm đưa nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế. Muốn thế, đồng tiền giá rẻ của Trung Quốc phải trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng tiền mặt để kiềm chế tăng trưởng tín dụng không không chuẩn mực có phần vụng về.

Trong một nền kinh tế phát triển hơn, một ngân hàng trung ương thực sự ắt hẳn đã tự khẳng định vai trò của mình một cách rõ ràng hơn, bằng chính công cụ quyền năng nhất là lãi suất. Còn hiện tại ở Trung Quốc, lựa chọn của PBOC là rút lui khi biến động xảy đến và chờ đợi sự tự cân bằng trở lại của các ngân hàng.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện