Nguồn ảnh: CNBC.

 
Phùng Mỹ Thứ Ba | 04/08/2020 11:15

Cú sốc mới đối với lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc Samsung tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam để duy trì tính cạnh tranh.

Samsung Electronics sẽ chấm dứt sản xuất máy tính cá nhân ở Trung Quốc

Samsung Electronics sẽ chấm dứt sản xuất máy tính cá nhân ở Trung Quốc, hứa hẹn chuyển hệ thống sản xuất sang Việt Nam để cắt giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh trong kinh doanh máy tính.

Trung Quốc sẽ đóng cửa ngay nhà máy ở thành phố Tô Châu, trong tháng này và chuyển đổi một phần của cơ sở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển. Phát ngôn viên của Samsung cho biết, quyết định đóng cửa nhà máy Trung Quốc dựa trên nhu cầu tìm lợi thế về chi phí. Quyết định này một phần là do những nỗ lực liên tục của cải tiến để nâng cao hiệu quả trên cơ sở sản xuất toàn cầu của Samsung.

Samsung Electronics Tô Châu Computer, đơn vị điều hành nhà máy Trung Quốc của Samsung, được thành lập năm 2002, một năm sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, với các chuyến hàng ra nước ngoài vào năm 2012 đạt tổng cộng 4,3 tỉ USD. Các máy tính được sản xuất tại nhà máy này chủ yếu bán ở Hàn Quốc, Bắc Mỹ và Trung Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết, vào thời kỳ đỉnh cao, đơn vị sản xuất ở Tô Châu có 6.500 người lao động. Thay đổi mới nhất này được thiết lập chỉ để ảnh hưởng đến khoảng một nửa trong số 1.700 nhân viên ký hợp đồng với Samsung vào cuối năm 2019.

Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc đang tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất sang một nhà máy hiện có tại Việt Nam.

Theo công ty nghiên cứu Gartner, trong năm ngoái, các lô hàng PC toàn cầu tăng 0,6% lên 261,23 triệu chiếc. Tập đoàn Lenovo của Trung Quốc nắm giữ thị phần hàng đầu ở mức 24,1%, trong khi đối thủ HP của Mỹ đứng thứ 2 với 22,2%. Thị phần của Samsung dường như chỉ ở mức một con số, thấp hơn so với các đối thủ của Mỹ là Dell và Apple, cũng như Acer và Asus của Đài Loan.

Các nhà sản xuất Nhật đã rời khỏi thị trường sản xuất PC khi những nhà sản xuất hàng đầu đang chiếm lĩnh thị trường. Samsung vẫn tiếp tục sản xuất PC, nhưng Công ty sẽ cắt giảm lao động và các chi phí khác bằng cách di chuyển dây chuyền sản xuất.

Samsung từng vận hành 3 nhà máy điện thoại thông minh ở Trung Quốc, nhưng tập đoàn này đã đóng cửa tất cả sản xuất của Trung Quốc vào cuối năm 2019. Hoạt động sản xuất điện thoại thông minh được chuyển cho các cơ sở Việt Nam của Samsung hoặc giao cho các nhà sản xuất hợp đồng.

Một cửa hàng Samsung tại Quảng Châu, Trung Quốc. Điện thoại thông minh của Samsung từng là xu hướng ở Trung Quốc nhưng đã nhường chỗ cho các thương hiệu địa phương. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.
Một cửa hàng Samsung tại Quảng Châu, Trung Quốc. Điện thoại thông minh của Samsung từng là xu hướng ở Trung Quốc nhưng đã nhường chỗ cho các thương hiệu địa phương. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.

Năm ngoái, nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc đã cắt giảm cơ sở sản xuất ở Huệ Châu, đánh dấu việc thoát khỏi thị trường Trung Quốc ngày càng cạnh tranh. Trước đó, Samsung cũng đóng cửa một nhà máy khác ở thành phố cảng Thiên Tân vào cuối năm 2018. Động thái này ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế địa phương ở Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bắt đầu rời khỏi Trung Quốc

Samsung vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, vận chuyển khoảng 290 triệu chiếc mỗi năm. Samsung cũng từng chiếm 15% thị trường điện thoại thông minh của Trung Quốc nhưng thị phần của công ty này giảm xuống còn 1% bởi các đối thủ nội địa như Huawei và Xiaomi. Với miếng bánh không còn mấy béo bở trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang dần bị thu hẹp và nhu cầu nhanh chóng trong ngành kinh doanh chip khác đang giảm dần, Samsung đang tìm cách xoay chuyển vận may.

Nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của Samsung Electronics ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.
Nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của Samsung Electronics ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.

Khi chi phí lao động ở Trung Quốc tăng lên, Samsung bắt đầu chuyển hoạt động sản suất sang Việt Nam từ cuối những năm 2000. Samsung cũng có các cơ sở sản xuất điện thoại thông minh ở Ấn Độ, thị trường lớn thứ 2 thế giới. Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc có kế hoạch xử lý các thiết bị điện thoại thông minh cao cấp ở Hàn Quốc, các đơn vị tầm trung ở Ấn Độ và một loạt mô hình tại Việt Nam.

Công ty Samsung kỳ vọng vào Ấn Độ như một thị trường mới nổi. Tuy nhiên, sự tương đồng với tình hình Trung Quốc là điềm xấu cho triển vọng Ấn Độ của Samsung. Những cuộc đấu tranh ở 2 quốc gia đông dân nhất thế giới đã làm xói mòn vị thế toàn cầu của Samsung. Thị phần của Samsung trên thị trường toàn cầu đã giảm xuống còn 20,8% vào năm 2018. Tổng số lô hàng điện thoại của Hãng trong năm ngoái giảm 8% về số lượng.

Việc sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của Samsung cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang mất lợi thế trong việc lắp ráp và sản xuất khi chi phí lao động tăng lên và chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ do sự bùng phát của COVID-19.

Ngoài ra, sự tách rời giữa 2 nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thị trường xuất khẩu quan trọng đối với hàng điện tử do Trung Quốc sản xuất.

Samsung sẽ không phải là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cuối cùng ở Trung Quốc đóng gói và rời đi khỏi thị trường gần 1,4 tỉ dân này. Bởi lẽ, Trung Quốc chỉ là một cơ sở sản xuất và các thị trường chính ở Mỹ và châu Âu. Do vậy, nếu các thị trường này đóng cửa với hàng hóa Trung Quốc, không thể tránh khỏi việc các tập đoàn đa quốc gia sẽ rút khỏi Trung Quốc.

Điều này cho thấy, Trung Quốc không thể tự mãn về sức mạnh kinh tế và quyền tự chủ của mình. Liệu Trung Quốc có thể tồn tại mà không cần phần còn lại của thế giới, hoặc phần còn lại của thế giới tồn tại mà không có Trung Quốc?

Có thể bạn quan tâm:

► Huawei "soán ngôi" Samsung trở thành nhà cung cấp smartphone lớn nhất thế giới