Luxemburg Times
Công ty châu Âu chuẩn bị tháo chạy khỏi Iran vì ông Trump
Berlin, Munich, Paris: Trong các phòng họp và các văn phòng ở khắp châu Âu, các giám đốc điều hành đang đánh giá quyết định hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Donald Trump. hai năm trước.
Theo Natixis, kể từ khi lệnh trừng phạt đã được nới lỏng trong năm 2016, thương mại với châu Âu đã tăng gấp 3 lần khi Iran được cho là có rất nhiều cơ hội tăng trưởng. Renault SA đã thành lập một liên doanh để xây dựng 100.000 chiếc xe mỗi năm tại nước cộng hòa Hồi giáo. Siemens, gã khổng lồ cơ khí Đức, đã đồng ý cung cấp tuabin cho đất nước. Những thương vụ này có thể sắp chấm dứt.
Ralf Thomas, Giám đốc Tài chính của Siemens, cho biết: "Hiện tại, nhiều dự án nhiều hợp đồng đang được triển khai tại Iran và các nước lân cân. Chúng tôi sẽ hoàn toàn tuân thủ lệnh cấm vận, nhưng chúng tôi cũng sẽ cố gắng hoàn thành các dự án trong khuôn khổ cho phép".
Trong khi các chính phủ châu Âu đã cam kết sẽ đứng ngoài thỏa thuận mang tính bước ngoặt, kết thúc chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran để đổi lấy tiếp cận thị trường toàn cầu, thì thực tế lại phức tạp hơn nhiều so với kế hoạch của Trump nhằm khôi phục các biện pháp trừng phạt tài chính. MTN Group Ltd, nhà mạng lớn nhất châu Phi, cho biết việc hồi hương khoản đầu tư 200 triệu euro của hãng tại Iran bây giờ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Sai lầm nghiêm trọng
Quyết định của Trump tạo ra "bất ổn lớn", vì không rõ liệu các hợp đồng đã ký trong hai năm qua có thể vẫn được triển khai hay không, theo DIHK, tập đoàn công nghiệp Đức. Tập đoàn cho biết thương mại của Đức với Iran đã tăng 42% lên 3,4 tỷ euro kể từ khi hiệp định được ký kết vào năm 2015.
Andrea Nahles, lãnh đạo của SPD của Đức và là thành viên trong chính phủ liên minh với thủ tướng Angela Merkel cho biết. "Quyết định của ông Trump sẽ có tác động đến các công ty Đức và châu Âu kinh doanh với Iran. Rút khỏi thỏa thuận là một sai lầm nghiêm trọng”.
Sau thông báo của ông Trump vào ngày 9.5, các nhà chức trách châu Âu có gắng để giảm thiểu thiệt hại, nhưng họ lại không thể đưa ra một lộ trình rõ ràng. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết ông dự định sẽ nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trong tuần này để xem các công ty châu Âu có thể được bảo vệ như thế nào, đồng thời tìm kiếm những sự miễn trừ.
Các quan chức Trump không có dấu hiệu thỏa hiệp. Richard Grenell, đại sứ Mỹ mới được bổ nhiệm tới Đức, cho biết trên Twitter rằng “các công ty Đức đang kinh doanh ở Iran nên giảm hoạt động ngay lập tức”.
Trước đây, Liên minh châu Âu đã tìm cách giúp các công ty của mình tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong khi vẫn kinh doanh với Iran, nhưng họ sẽ rất lưỡng lự sau quyết định mới nhất của ông Trump vì sợ mất quyền tiếp cận nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ví dụ, Total, Tổng công ty dầu mỏ Pháp, cho biết họ sẽ rút khỏi liên doanh ở Iran nếu ông Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt và không thể giành được quyền miễn trừ.
Trong khi các công ty đã được hưởng lợi rõ ràng từ việc tăng cường thương mại với đất nước 80 triệu dân, nhưng việc kinh doanh tại đây không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Ví dụ, Siemens đã phải chấp nhất kiểu kinh doanh khá phập phù tại Iran trong gần 1 thế kỷ, nhưng doanh thu tại thị trường này chỉ chiếm 1% tổng doanh thu của hãng.
Thiếu hụt tài chính
Đức đã xuất khẩu lượng máy móc trị giá gần 1 tỷ euro sang Iran vào năm ngoái, so với gần 18 tỷ euro vào Mỹ, theo số liệu của VDMA, một cơ quan dự toán liên bang. Thiếu vốn là một vấn đề lớn khi các ngân hàng ngần ngại cung cấp các khoản vay cho các hoạt động kinh doanh mới mới. Tính đến hôm nay, các công ty không được phép thực hiện các thương vụ mới trong lĩnh vực năng lượng và dầu mỏ của Iran.
Vào tháng 8, các giao dịch mua bán nợ hoặc tiền tệ của chính phủ Iran và các giao dịch mua bán liên quan đến lĩnh vực ô tô hoặc vàng và các kim loại khác của quốc gia này phải kết thúc. Trong tháng 11, các giao dịch liên quan đến vận chuyển, cảng và dịch vụ bảo hiểm sẽ bị cấm.
Dù vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao để giải quyết khó khăn, các công ty đang phản ứng thận trọng để tránh phải nhận các hình phạt.
Nguồn Gulf News