Thứ Hai | 09/07/2012 06:32

Công nghiệp quốc phòng Mỹ trước nguy cơ tê liệt

Kế hoạch giảm 500 tỷ USD quốc phòng Mỹ đang làm tê liệt hoạt động đầu tư và tuyển dụng của các công ty, thậm chí tàn phá ngành công nghiệp Mỹ.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành các chương trình Vũ trụ và An ninh quốc phòng của Boeing - nhà thầu quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ - Dennis Muilenburg, hôm qua 8/7 cảnh báo kế hoạch cắt giảm ngân sách của Mỹ sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp quốc phòng.

Ông cũng nhận định rằng nguy cơ đó ngày càng hiển hiện khi các nhà lập pháp Mỹ thất bại trong việc xây dựng được sự đồng thuận về lộ trình cắt giảm thâm hụt ngân sách của Mỹ, bắt đầu từ ngày 2/1/2013, theo đó Bộ Quốc phòng sẽ buộc phải cắt giảm thêm 500 tỷ USD từ các quỹ kế hoạch 10 năm của mình.

Khi giới luật sư Mỹ cảnh báo chương trình cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ có thể được thực hiện một cách bừa bãi, các công ty bắt đầu gặp trở ngại trong việc lên kế hoạch. Lầu Năm góc mới đây cũng lên tiếng bác bỏ việc từ chối cũng cấp chi tiết những chương trình mà cơ quan này sẽ lựa chọn để cắt giảm. Các công ty lo ngại chương trình cắt giảm quốc phòng của Mỹ có thể còn vượt ra ngoài biên giới Mỹ.

Ông Dennis Muilenburg hôm qua cảnh báo hãng Boeing có thể sẽ phải gửi thông báo cắt giảm nhân công trong tháng 11, thời điểm các cử tri Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu để lựa chọn tổng thống mới cho nước Mỹ.

Chủ tịch của hãng sản xuất trực thăng Sikorsky, Mick Maurer, nhận định sự không chắc chắn trong kế hoạch cắt giảm đang bắt đầu làm tê liệt các công ty trong ngành quốc phòng Mỹ.

Các công ty cũng lên tiếng cảnh báo việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đồng nghĩa hàng nghìn người sẽ mất việc làm. Bản thân các nhà lập pháp cũng tin rằng tác động từ chương trình này sẽ rất nghiêm trọng song không muốn bàn tới các biện pháp để tránh điều đó, đặc biệt là trước cuộc bầu cử.

Giới phân tích lưu ý rằng chi tiêu của Mỹ trong quốc phòng lớn hơn bất kỳ mọi quốc gia nào trên thế giới, và ngân sách quốc phòng cũng tăng lên đáng kể sau hai cuộc chiến từ thập niên trước. Trong khi đó, so với đà suy thoái của lịch sử, việc cắt 500 tỷ USD chẳng mang lại được thay đổi nào đáng kể.

Nguồn FT/DVT


Sự kiện