Thứ Bảy | 22/06/2013 15:49

Con đường nào giúp người dân nông thôn Myanmar thoát nghèo?

Trong quá trình mở cửa kinh tế, nếu không chú ý vấn đề nghèo đói của người dân nông thôn, phát triển bền vững tại Myanmar sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Hiện nay, trên thế giới khoảng một nửa dân số sống ở đô thị. Điều này có nghĩa, vẫn còn gần một nửa dân số sống ở nông thôn.

Trong gần một nửa dân số đó, khoảng 3/4 có thu nhập ít hơn 1,25 USD/ngày, dưới ngưỡng nghèo. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện có 1,2 nghìn tỷ người nghèo trên thế giới. Những người có thu nhập dưới ngưỡng nghèo và nguồn sống chính của họ phụ thuộc hoàn toàn vào đất đai.

Phần đông những người dân sống ở nông thôn không có quyền sử dụng đất, đặc biệt là người nghèo. Đó là các nông dân làm thuê hoặc hoạt động nông nghiệp trên những mảnh đất khác nhau của người chủ tư nhân.

Myanmar chính là một ví dụ điển hình của tình trạng nghèo đói ở nông thôn. Hơn 2/3 dân số Myanmar vẫn sống ở nông thôn và có đến khoảng 20-40% hoàn toàn không có quyền sử dụng đất đai, còn một tỷ lệ lớn có quyền sử dụng nhưng lại thiếu sự đảm bảo pháp lý thực sự.

Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để đối mặt với nhu cầu sử dụng đất của lượng lớn các gia đình đang mắc kẹt trong nghèo đói và không có đất để canh tác và kiếm sống. Không giải quyết được vấn đề trên, sự phát triển trong tương lai, đầu tư và ổn định của trong châu Á này, chắc chắn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

4 biện pháp kiến nghị để giải quyết tình trạng nghèo đói vùng nông thôn tại Myanmar

Trước tiên, hãy nhìn vào những hình mẫu thành công hiện tại, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc. Các quốc gia Đông Á đã tiến hành sâu rộng, trao quyền sử dụng đất cho nông dân. Rõ ràng, cải cách đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tổng thể của các quốc gia này.

Hãy nhớ rằng trong giai đoạn đầu tiên, hầu như luôn hiệu quả hơn trang trại lớn, được cơ giới hóa. Thâm chí điều này có thể không thay đổi cho đến khi đạt đến mức độ phát triển của vốn, quyền sử dụng đất nhưng năng suất lao động thấp.

Do vậy, không nên vội vàng triển khai trên quy mô lớn, bắt đầu dần dần từ những mẫu ruộng hay nông trại nhỏ sẽ là con đường phù hợp cho Myanmar ngay bây giờ.

Bên cạnh đó, đảm bảo quyền sử dụng đất cần đồng hành cùng . Như một quy luật chung, mỗi đồng thu nhập được kiểm soát bởi người vợ thường hiệu quả hơn, để đáp ứng nhu cầu cơ bản của các hộ gia đình đang còn nghèo tại vùng nông thôn.

Điểm cuối cùng cần lưu ý, Kinh nghiệm đã kiểm chứng rằng, chỉ cần 1/25 hecta đất người dân nông thôn (trước đây không có đất đai) đã có thể bổ sung một phần đáng kể nhằm cải thiện dinh dưỡng và thu nhập của hộ gia đình.

Nghèo đói vùng nông thôn chỉ là một trong số rất nhiều trở ngại đặt ra cho quá trình cải cách tại Myanmar, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững cũng như bộ mặt của một quốc gia. Nếu không giải quyết tốt, nền kinh tế Myanmar càng mở cửa, nguy cơ chênh lệch giàu-nghèo càng nới rộng.

Bốn biện pháp đề xuất cải cách trên đây chủ yếu dựa vào sự thay đổi thể chế và pháp lý. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, chính phủ Myanmar cần thêm những khác nhằm giúp phát triển nền nông nghiệp nói chung, qua đó giải quyết vấn đề đói nghèo đang diễn ra trầm trọng tại quốc gia này.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện