Cơn ác mộng của phố Wall trở lại
Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1980, các nhà quản lý tại Cục dự trữ liên bang và tại Văn phòng quản lý tiền tệ liên tục đưa ra các qui định mới nhằm từng bước phá vỡ bức tường ngăn cách và làm suy yếu đạo luật này. Cuối cùng, vào năm 1999, sau 12 lần bãi bỏ, Quốc hội Mỹ thông qua Gramm-Leach-Bliley - đạo luật thay thế hầu hết các điều khoản cốt lõi của Glass-Steagall. Sự phản đối của nhiều nhân vật tiếng tăm trên phố Wall (trong đó có CEO của Citigroup - Sandy Weill cũng là nguyên nhân lớn khiến dự luật bị thay thế.
Sau đó, khủng hoảng tài chính nổ ra. Rất nhiều ngân hàng sụp đổ trong khi một số khác lại phình to và trở thành những tập đoàn hùng mạnh. Sau sự kiện này, Sandy Weill đã phải chính thức thừa nhận sai lầm trên kênh truyền hình quốc gia.
Dự luật được Elizabeth Warren đưa ra sẽ chia tách các ngân hàng truyền thống - vốn cung cấp các tài khoản được bảo hiểm bởi Công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) - khỏi "các định chế tài chính rủi ro hơn". Các định chế này bao gồm các công ty có liên quan đến hoạt động ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, hợp đồng hoán đổi, quỹ đầu cơ và vốn cổ phần tư nhân. (Xem thông cáo báo chí về dự luật)
Trở lại với Elizabeth Warren. Bà được bầu vào Thượng viện cũng một phần nhờ vào chiến dịch chống lại phố Wall. Đối với nhiều người, đây là một con đường hiệu quả. Hiện nay, Thượng nghị sĩ John McCain, Maria Cantwell và Angus King cũng là những ủng hộ dự luật của bà.
McCain, thượng nghị sĩ đã từng tranh cử Tổng thống năm ngoái, cho biết ông đang cố gắng đề xuất biện pháp khôi phục lại "bức tường lửa" bảo vệ hệ thống tài chính của Mỹ. Bảo vệ người nộp thuế và khôi phục lại niềm tin vào hệ thống tài chính là điều cần thiết, ông bổ sung thêm.
McCain cho rằng các điều khoản cốt lõi của đạo luật Glass-Steagall đã bị bãi bỏ trong năm 1999, khiến bức tường ngăn cách giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư bị phá vỡ. Văn hóa nuôi dưỡng lòng tham nguy hiểm và chấp nhận quá nhiều rủi ro đang ăn sâu vào ngành ngân hàng.
Ý tưởng khôi phục đạo luật Glass-Steagall cũng nhận được sự ủng hộ từ những "cựu binh:" trên phố Wall như "Sandy" Weill.
Một số nhà quản lý cũng ủng hộ ý tưởng chia tách hoặc thu hẹp qui mô của các ngân hàng. Thomas Hoenig, Phó Chủ tịch của FDIC, nhận định các ngân hàng nhận được sự trợ giúp của FDIC chỉ nên cung cấp "các dịch vụ cốt lõi".
Một số nhà làm luật khác kiến nghị các điều khoản được thiết kế để hạn chế qui mô của các ngân hàng mà không cần phải khôi phục đạo luật Glass-Steagall. Ví dụ, Brown (thành viên đảng Dân chủ đến từ Ohio) và David Vitter (thành viên đảng Cộng hòa đến từ bang Louisiana) kiến nghị dự luật yêu cầu các ngân hàng lớn nhất phải có tỷ lệ vốn yêu cầu ở mức 15%.
Giới phân tích nhận định rằng đội quân vận động hành lang của phố Wall sẽ chống trả quyết liệt trong "trận chiến" này. Khi đó, Elizabeth Warren sẽ liên tục lặp lại những kiến nghị này.
Nguồn CafeF