Reuters
Colombia đề nghị gia nhập CPTPP
→Indonesia chuẩn bị tham gia CPTPP
Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Liên minh Thái Bình Dương lần thứ 19 tại thủ đô Mexico City, Bộ trưởng Kinh tế nước này đã đưa ra thông báo trên, đồng thời nhấn mạnh việc Colombia, quốc gia thành viên của Liên minh Thái Bình Dương xin gia nhập CPTPP, sẽ giúp gắn kết hai khối thương mại.
Hiện đã có 2/11 nước thành viên đã hoàn thành việc phê chuẩn CPTPP là Mexico và Nhật Bản. Trong khi đó, Australia, New Zealand, Canada đang trong quá trình phê chuẩn. Các nước đều mong muốn hiệp định chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay, với điều kiện ít nhất 6 nước hoàn thành phê chuẩn.
Tuần trước, Thủ tướng Malaysia cũng kêu gọi xem xét lại Hiệp định CPTPP. Theo ông Mahathir Mohamad, CPTPP cần phải tính đến mức độ phát triển của các nước khác nhau, những nền kinh tế yếu hơn cần có cơ hội để bảo vệ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, ông Mahathir không bác bỏ tầm quan trọng của những thỏa thuận như CPTPP và không đề cập đến khả năng nước này rút khỏi thỏa thuận.
Không chỉ CPTPP, Thủ tướng Mahathir tuyên bố cần xem xét lại tất cả các thỏa thuận được ký kết dưới thời chính phủ tiền nhiệm. Ông ước tính Malaysia có thể giảm gần 1/5 trong tổng số 250 tỷ USD nợ quốc gia nhờ hủy các dự án lớn.
CPTPP, tiền thân là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP gồm 12 thành viên. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP vào Hiệp định này vào đầu năm 2017, quy mô của hiệp định giảm xuống. Tuy nhiên, 11 thành viên còn lại vẫn nỗ lực đàm phán và tiến tới ký kết CPTPP.
Trong đàm phán CPTPP kéo dài và nhiều khó khăn, sự tham gia tích cực của Việt Nam đã được nhiều nước thành viên đánh giá cao. Theo quy định, chỉ cần 6 trong tổng số 11 quốc gia thành viên thông qua là CPTPP sẽ có hiệu lực đầy đủ.
Ước tính, CPTPP sẽ được chính thức triển khai từ cuối năm 2018 hoặc nửa đầu năm 2019. Các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ giúp định hình tương lai kinh doanh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều năm tới dù không có sự tham gia của Mỹ.
Hiệp định đối tác toàn diện tích cực xuyên Thái Bình Dương CPTPP được ký kết đã khẳng định: Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng trở lại ở một số nơi, nhiều quốc gian, nhiều nền kinh tế vẫn đang theo đuổi đường lối kinh tế mở cửa và hội nhập.
Tại sự kiện ký kết CPTPP, Bộ trưởng 11 nền kinh tế cũng đã đưa ra tuyên bố chung. Tuyên bố Bộ trưởng CPTPP gồm có 4 ý chính. Thứ nhất các bên tuyên bố ký hiệp định. Thứ hai khẳng định CPTPP sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên. Thứ ba, là các Bộ trưởng khẳng định sau lễ ký sẽ về thực hiện các thủ tục trong nước để thông qua hiệp định, làm sao đưa hiệp định vào thực thi trong thời gian sớm nhất. Và ý cuối cùng của tuyên bố chung, là các Bộ trưởng CPTPP hoan nghênh tất cả các nước, các nền kinh tế quan tâm, bày tỏ ý định muốn tham gia Hiệp định CPTPP.