Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế, ông Fatih Birol. Ảnh: Reuters.

 
Gia Khánh Thứ Sáu | 28/10/2022 09:32

Cơ quan năng lượng quốc tế: "Thế giới vẫn cần dầu Nga."

Việc châu Âu tích cực gia tăng nhập khẩu LNG và nhu cầu có thể phục hồi ở Trung Quốc sẽ khiến thị trường năng lượng tiếp tục thắt chặt hơn nữa.

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ông Fatih Birol, cho biết thế giới sẽ vẫn cần dầu của Nga chảy đều đặn trên thị trường quốc tế, với mức “khuyến khích", đủ để đáp ứng nhu cầu là từ 80% đến 90%. Bởi thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang bị thắt chặt cùng với việc các nhà sản xuất dầu lớn cắt giảm sản lượng đang đẩy thế giới rơi vào “cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu thực sự đầu tiên”

Việc châu Âu tích cực gia tăng nhập khẩu LNG và nhu cầu đối với nhiêu liệu này cũng có thể phục hồi ở Trung Quốc sẽ khiến thị trường tiếp tục thắt chặt hơn nữa, khi mà chỉ có khoảng 2 tỉ mét khối LNG được tung ra thị trường trong năm sau, ông Birol phát biểu tại Tuần lễ năng lượng quốc tế Singapore ngày 25/10.

 

Cũng trong sự kiện này, ông cho biết, chi tiết về mức trần giá dầu của Nga vẫn  cần được thảo luận thêm. Tháng trước, nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 đã nhất trí một cơ chế giá trần, theo đó các nước tham gia cơ chế vẫn có thể mua dầu Nga nhưng với giá thấp hơn hoặc bằng giá trần. Việc này nhằm vừa hạn chế doanh thu từ dầu của Nga vừa đảm bảo không gây xáo trộn nguồn cung khiến giá dầu tăng.

Thời điểm hiện tại, khi OPEC+ đã đưa ra quyết định giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, thì thị trường đang phải đối mặt với một tương lai đầy rủi ro, bởi IEA ước tính nhu cầu dầu toàn cầu tăng gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Các đại sứ của Liên minh châu Âu cũng tán thành mức giá trần sau khi đạt được thỏa thuận hồi đầu tháng nhằm áp đặt gói trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm cấm vận chuyển hàng hải đối với dầu của Nga đến các nước thứ ba, trừ khi dầu được bán thấp hơn hoặc ở mức giới hạn giá nhất định.

Nhiều nhà phân tích và chuyên gia không nghĩ rằng giới hạn giá có thể cản bước Tổng thống Putin trong cuộc chiến cũng như không thể ngăn dòng chảy dầu Nga, vì các nhà nhập khẩu hàng đầu như Trung Quốc và Ấn Độ chưa ký vào giới hạn giá. Cũng như thị trường lo sợ ông Putin có thể ngừng cung cấp tất cả năng lượng - bao gồm dầu thô, nhiên liệu, khí đốt tự nhiên và than đá - cho các quốc gia áp trần giá dầu lên Nga.

Tuần trước, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ và các đại diện trong ngành thừa nhận rằng nhiều khả năng Nga có thể “lách" được giới hạn giá, vì nước này có khả năng tiếp cận đủ tàu chở dầu và dịch vụ vận tải cũng như bảo hiểm để vận chuyển dầu của chính mình. Đã có những ước tính rằng Nga có thể tiếp tục vận chuyển 80-90% lượng dầu của mình ngoài khung giới hạn giá, và những ước tính đó “không phải là không hợp lý”, quan chức Mỹ giấu tên chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm: 

Hóa đơn năng lượng "đè nặng" lên ngành may mặc châu Âu

Nguồn Reuters