Trong viễn cảnh lạc quan nhất, động thái của Fed sẽ giữ tỉ lệ mất việc cũng như giá cả ở mức thấp, hay còn được gọi là “hạ cánh mềm”.

 
Hải Miên Thứ Hai | 17/10/2022 19:30

Có phải Fed đã thua trong cuộc chiến chống lạm phát?

Ngày càng có nhiều người đối phó với lạm phát bằng cách dựa vào thẻ tín dụng, và họ càng khó trả nợ hơn khi lãi suất tăng lên.

Không ai mong đợi Cục Dự trữ Liên bang có thể dập tắt lạm phát một cách nhanh chóng. Nhưng sau 7 tháng lãi suất tăng chóng mặt, Ngân hàng Trung ương hầu như không giảm được một chút nào.

Khi so sánh chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 với tháng 3, khi Fed bắt đầu ráo riết thắt chặt tiền tệ, có thể thấy tình hình hiện tại không khả quan hơn là bao. Vào thời điểm đó, giá tiêu dùng nói chung đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, hiện tại mức tăng là 8,2%, theo báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/10.

Fed đã quả quyết hơn trong kế hoạch loại bỏ lạm phát khỏi nền kinh tế Mỹ bằng mọi cách, thực hiện những "bước nhảy" lãi suất với hy vọng làm giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, dù tăng lãi suất ở tốc độ chưa từng có, có rất ít dấu hiệu về giá cả ở nền kinh tế lớn nhất thế giới hạ nhiệt. Nhưng Fed vẫn quyết tâm giữ nguyên con đường của mình, đặt cược rằng thị trường lao động mạnh mẽ của Mỹ có thể chịu được áp lực đến từ chi phí đi vay cao hơn.

Báo cáo gần đây nhất cho thấy lạm phát vẫn đang “bỏng tay”, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong lần họp này gần như đã chắc chắn. Giới đầu tư ở Phố Wall đang đặt cược khả năng 97% bước nhảy này sẽ được Fed áp dụng lần thứ tư liên tiếp..

Nỗi đau của nười tiêu dùng

Cục Dự trữ Liên bang đang sử dụng “vũ khí” mạnh mẽ nhất của mình để ổn định giá cả: lãi suất.

Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, gần đây đã thừa nhận rằng tác động của chi phí đi vay cao hơn sẽ mang lại “một số nỗi đau cho các hộ gia đình và doanh nghiệp” 

Giờ đây, việc “gây ra nỗi đau” thay vì để lạm phát ngấm vào tâm lý người tiêu dùng đã trở thành kim chỉ nam của Fed. Trong cuộc họp gần đây, các quan chức Fed nhấn mạnh rằng “nếu không làm mọi thứ để giảm lạm phát vào lúc này thì cái giá phải trả còn lớn hơn nhiều”.

Nói cách khác, Fed thà đẩy nền kinh tế Mỹ vào một cuộc suy thoái và có khả năng kéo phần lớn nền kinh tế toàn cầu xuống theo, thay vì chấp nhận một vòng xoáy lạm phát. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nỗ lực của Fed đồng nghĩa người tiêu dùng ở Mỹ cùng lúc phải gánh chịu cả lãi suất cao và giá cả tăng cao. Chẳng mấy chốc, “nỗi đau” này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tức “sự suy yếu của thị trường việc làm” theo cách diễn đạt của Fed.

Chủ tich Fed, ông Jerome Powell. Ảnh: GETTY IMAGES
Chủ tich Fed, ông Jerome Powell. Ảnh: Getty Images.

Fed tin rằng thị trường lao động mạnh mẽ đã góp phần gây ra lạm phát, cùng với một loạt các yếu tố nằm ngoài thẩm quyền của Ngân hàng Trung ương, chẳng hạn như gián đoạn chuỗi cung ứng, chiến tranh ở Ukraine và các tập đoàn đang giữ giá cao ngay cả khi chi phí của họ giảm.

Trong viễn cảnh lạc quan nhất, động thái của Fed sẽ giữ tỉ lệ mất việc cũng như giá cả ở mức thấp, hay còn được gọi là “hạ cánh mềm”, nhưng điều đó hoàn toàn không hề tồn tại ở thời điểm này.

Có phải Fed đang thua trong cuộc chiến chống lạm phát?

 

Cho đến nay, Fed chắc chắn là chưa chiến thắng. Nhưng tác động của việc tăng lãi suất có thể mất nhiều tháng mới có hiệu quả trong nền kinh tế thực tế.

“Fed đang đối mặt nguy cơ tiêu diệt động lực tạo công ăn việc làm trong nền kinh tế, thay vì chỉ cân bằng thị trường lao động dưới danh nghĩa chống lạm phát”, Chuyên gia kinh tế Kurt Rankin của PNC nhận định.

Phó chủ tịch Fed - bà Lael Brainard, lưu ý rằng sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thắt chặt - hay còn được biết đến như “nỗi đau” - thể hiện rõ nhất trên thị trường nhà đất. Lãi suất thế chấp, vốn bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất chủ chốt của Fed, đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay.

Lãi suất thế chấp cố định trung bình trong 30 năm đạt 6,9% trong tuần này - mức cao nhất trong 20 năm. Một năm trước, tỷ lệ đó chỉ là hơn 3%.

Nỗi đau không đồng đều

Báo cáo CPI gần đây phản ánh một thực tế là hàng triệu người Mỹ hiện đã cảm nhận sâu sắc về việc họ phải chi nhiều hơn trong thu nhập của mình cho những hàng hoá và dịch vụ cơ bản, thiết yếu như thực phẩm và chỗ ở. Dẫn đến ngày càng có nhiều người đối phó với lạm phát bằng cách dựa vào thẻ tín dụng, và họ càng khó trả nợ hơn khi lãi suất tăng lên.

Và mặc dù lãi suất thế chấp đang tăng, chi phí nhà ở lại rất “khủng khiếp”, nhà kinh tế Joe Brusuelas của RSM, viết. “Bất kỳ sự giảm nhẹ nào trong lạm phát cơ bản cũng sẽ không làm giá thuê nhà xê dịch.”

Ông Rupkey của Fwdbonds cho rằng việc Fed tăng lãi suất có thể đã mang lại thắng lợi khi các mặt hàng cốt lõi giảm giá. Nhưng Fed lại đang thua trong cuộc chiến tăng giá đối với lĩnh vực dịch vụ. Ông nói: “Báo cáo lạm phát gần đây đã đưa nền kinh tế đến với suy thoái gần hơn bao giờ hết trong năm tới.”

Có thể bạn quan tâm: 

Châu Á chi 50 tỉ USD trong tháng 9 để bảo vệ nội tệ

Nguồn CNN